Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 12 / 2019 -
Quy định mới về mức phạt đối với hành vi lấn chiếm đất

Ngày 19/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP. Nghị định có một số điểm mới về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Trong đó, Nghị định quy định cụ thể các trường hợp, mức phạt tương ứng đối với hành vi lấn, chiếm đất đai ở nông thôn và đô thị. Theo đó, đối với hành vi lấn chiếm đất đai có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức phạt như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 5-15 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 15-30 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 30-70 triệu đồng đối với diện tích đất từ 1 héc ta trở lên.
Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 10-30 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 50-120 triệu đồng đối với diện tích đất từ 1 héc ta trở lên.
Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta; phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 7-15 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 15-40 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,1 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 40-60 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 60-150 triệu đồng đối với diện tích đất từ 1 héc ta trở lên.
Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu diện tích đất dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 20-40 triệu đồng nếu diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 40-100 triệu đồng nếu diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 100-200 triệu đồng nếu diện tích đất từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 200-500 triệu đồng nếu diện tích đất từ 1 héc ta trở lên.
Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định nêu trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.
Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/01/2020. Với nhiều điểm mới bổ sung và tăng nặng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định được kỳ vọng là sẽ đủ sức răn đe, phòng ngừa hành vi vi phạm, “mạnh tay” hơn trong vấn đề xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai.