Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 24 / 12 / 2018 -
Phê chuẩn hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Ngày 12/11/2018 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 72/2018/QH14 về việc phê chuẩn hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 27/12/2018.
Theo đó, việc tổ chức thực hiện hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Tên tiếng Anh là Comprehensive án Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, sau đây gọi tắt là CPTPP) được thự hiện như sau:
– Giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các dự án luật và các văn bản pháp luật khác để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất cảu hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP.
– Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi ích mà Hiệp định CPTPP đem lại; đồng thời xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định CPTPP; thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ nội dung Hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về việc Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP.
Như vậy, bằng việc thông qua Nghị quyết 72/2018/QH14, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức trong việc tiến hành triển khai tổ chức thực hiện Hiệp định CPTPP đã được phân định tương đối rõ ràng, qua đó giảm thiểu sự chồng chéo trong hoạt động, cũng như góp phần tận dụng và phát huy tối đa các cơ hội, lợi ích mà Hiệp định CPTPP mang lại.