Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 03 / 06 / 2024 -
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Nhằm thực hiện và triển khai một cách hiệu quả Quyết định 90/QĐ-TTg về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH vào ngày 18/04/2024 về thực hiện hỗ trợ người lao động đi làm việc nước ngoài.

Theo Thông tư số 03/2024/TT-BLĐTBXH, đối tượng hỗ trợ bao gồm người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cư trú trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Trong đó, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Các khoản hỗ trợ bao gồm Tiền đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng; Tiền ăn, sinh hoạt phí và tiền ở trong thời gian đào tạo; Cung cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; Chi phí khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp; Giới thiệu và tư vấn; Chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ. Tất cả những nguyên tắc đều phải bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng giới. Mức hỗ trợ được áp dụng theo các quy định khác nhau của Điều 69 Thông tư số 55/2023/TT-BTC, tùy thuộc các nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ. 

Về phương thức hỗ trợ, hoạt động đào tạo và bổ sung kỹ năng được thực hiện thông qua đấu thầu, đặt hàng và giao nhiệm vụ. Người lao động được hỗ trợ sẽ nhận hỗ trợ trực tiếp dựa trên hóa đơn hoặc biên lai chi phí đào tạo và các thủ tục liên quan. 

Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ giới thiệu và tư vấn cho người lao động ở các vùng khó khăn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo quy định tại Thông tư số 55/2023/TT-BTC còn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ thực hiện hoạt động đào tạo ngoại ngữ qua đấu thầu, đặt hàng và giao nhiệm vụ.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/06/2024

Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý Bạn đọc!