Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 30 / 09 / 2021 -
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Ngày 30/7/2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Văn bản này có hiệu lực từ ngày 1/10/2021.

Theo đó, về nguyên tắc, thông tư quy định toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một Tổ chức tín dụng (TCTD), Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. TCTD phân loại nợ theo 5 nhóm: (i) Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn; (ii) Nhóm 2: Nợ cần chú ý; (iii) Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn; (iv) Nhóm 4: Nợ nghi ngờ; (v) Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: (i) Nhóm 1: 0%; (ii) Nhóm 2: 5%; (iii) Nhóm 3: 20%; (iv) Nhóm 4: 50%; (v) Nhóm 5: 100%.

Mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Bên cạnh đó, TCTD sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Sau thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nhưng không thu hồi được TCTD được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro khỏi ngoại bang.

So với Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013, Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 thì Thông tư số 11/2021/TT-NHNN đã đưa ra khung pháp lý chặt chẽ hơn để phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp với bối cảnh dịch bệnh bùng phát khiến nợ xấu tiềm ẩn của các Ngân hàng có khả năng tăng mạnh trong vài năm tiếp theo.