Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 27 / 05 / 2018 -
Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu

Ngày 15/05/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.

Theo đó, Nghị định số 75/2018/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

  1. Xây dựng kế hoạch, đề xuất, kiến nghị các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên tàu với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
  2. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi như đe dọa an toàn chạy tàu; ném các vật từ trên tàu xuống; làm hư hỏng trang thiết bị đoàn tàu, mất vệ sinh trên tàu; gây rối trật tự công cộng trên tàu; đe dọa sức khỏe, tính mạng của hành khách và người đi tàu; trộm cắp tài sản của hành khách, nhân viên đường sắt, doanh nghiệp, hàng hóa, hành lý vận chuyển trên tàu; các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ trên tàu; các hành vi vi phạm pháp luật khác ở trên tàu.
  3. Phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng trong việc thực hiện các nhiệm vụ, bao gồm: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người thuê vận tải và hành khách đi tàu; hướng dẫn người thuê vận tải, hành khách đi tàu tham gia bảo vệ an ninh, trật tự trên tàu; nắm vững tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên tuyến đường sắt có các đoàn tàu chạy qua; rà phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ, xử lý hành lý, hàng hóa, bưu phẩm và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm khi vận chuyển trên tàu; kiểm soát người và hành khách lên xuống tàu; giải quyết xử lý các tình huống cháy nổ, khủng bố, buôn lậu gian lận thương mại xảy ra trên tàu; tổ chức cấp cứu người bị thương trên tàu; hỗ trợ Trưởng tàu trong việc thực hiện quyền hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính ở trên tàu; giải quyết, khắc phục sự cố thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm khác xảy ra trên tàu.

Nghị định số 75/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu, qua đó góp phần tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ an toàn và phòng tránh cháy nổ trên đường sắt.