Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 02 / 08 / 2021 -
Nguyên tắc xử lý tài chính khi thực hiện cổ phần hoá

Ngày 23 tháng 6 năm 2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 46/2021/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và Công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành Công ty Cổ phần (“Thông tư 46”). Thông tư 46 thay thế Thông tư 41/2018/TT-BTC.
Theo đó, việc xử lý tài chính khi thực hiện cổ phần hoá có những điểm thay đổi so với Thông tư 41/2018/TT-BTC và phải đảm bảo nguyên tắc sau:
– Đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: Phải chủ động xử lý những tồn tại về tài chính theo quy định hiện hành.
– Đối với diện tích đất mà Doanh nghiệp không được giữ lại tiếp tục sử dụng nhưng thực tế vẫn đang theo dõi, sử dụng và chưa có kế hoạch thu hồi: Phải báo cáo, thuyết minh làm cơ sở bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền khi chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP.
– Không thực hiện điều chỉnh số liệu trong sổ sách kế toán, báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố.
– Trường hợp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì xử lý theo hướng dẫn của pháp luật.
– Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp GCNĐKDN cổ phần lần đầu, doanh nghiệp lập báo cáo tài chính và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Quá trình xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nước.
– Trường hợp phát hiện kiểm kê thiếu hoặc bỏ sót các tài sản, công nợ dẫn đến giảm giá trị doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa được xử lý theo quy định.
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm giải quyết, xử lý các vấn đề tài chính trong quá trình cổ phần hóa và các vấn đề tài chính phát sinh (nếu có) liên quan đến quá trình cổ phần hóa sau khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
– Tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp: Phải thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, đồng thời được lựa chọn tối thiểu một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật giá và thẩm định giá để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
– Doanh nghiệp cổ phần hóa phải thuyết minh, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư tại phương án cổ phần hóa và bản cáo bạch thông tin các loại tài sản hiện có tại doanh nghiệp (tài sản kết cấu hạ tầng; tài sản khác đang quản lý, sử dụng; tài sản là công trình đầu tư đang thực hiện dở dang) được đầu tư bằng vốn đầu tư công và được xác định là tài sản công.
Thông tư 46 có hiệu lực kể từ ngày 07/8/2021.