Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 05 / 10 / 2020 -
Hướng dẫn thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà

Ngày 22/9/2020, Bộ Công thương ban hành Công văn 7088/BCT-ĐL năm 2020 về hướng
dẫn thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ban
hành.

Hiện nay, có khá nhiều vướng mắc về việc hiểu thế nào là điện mặt trời mái nhà, hay quy
định “tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng” được xác định
trên cơ sở nào. Điều này đã gây nhiều khó khăn, bất cập trong việc áp dụng để xác định
giá mua bán điện phù hợp quy định. Việc ban hành Công văn 7088/BCT-ĐL đã hướng dẫn
cụ thể các vấn đề nêu trên.
Hệ thống điện mặt trời mái nhà là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg định nghĩa như sau: “Hệ thống điện
mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái
nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc
gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện.”

Tuy nhiên, để chi tiết hơn và đảm bảo việc phát triển điện mặt trời mái nhà được thực hiện
theo đúng tinh thần của chính sách, tại Công văn 7088/BCT-ĐL đã quy định các điều kiện
mà một hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đáp ứng, cụ thể:

– Phải được lắp đặt trên mái nhà của các công trình xây dựng có công năng độc lập;

– Mái nhà của công trình xây dựng phải là mái của nhà, mái của kết cấu dạng nhà.

– Mái nhà của công trình xây dựng phải phù hợp với công năng, mục đích sử dụng của công
trình xây dựng.

Việc áp dụng giá mua điện, ký Hợp đồng mua bán điện:

Tại Công văn 7088/BCT-ĐL cũng đưa ra hướng dẫn, trong một số trường hợp cụ thể, việc
áp dụng giá mua điện, ký Hợp đồng mua điện được thực hiện như sau:

– Đối với trường hợp, chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, nhà điều hành,
nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu, trong khuôn
viên dự án điện mặt trời để đầu tư điện mặt trời mái nhà và đề nghị lắp công tơ riêng, ký
hợp đồng mua bán điện cho hệ thống điện mặt trời mái nhà: Thì Tập đoàn điện lực Việt
Nam (EVN) được thực hiện ký hợp đồng mua bán điện nếu thấy phù hợp với quy định về
hệ thống điện mặt trời mái nhà.

– Trường hợp điện mặt trời có công suất không quá 01 MW và không lắp trên mái nhà của
công trình xây dựng có công năng độc lập: thì khi ký Hợp đồng không được áp dụng giá
bán điện đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà theo quy định.

– Trong các trường hợp sau đây thì mỗi hệ thống điện mặt trời mái nhà được ký hợp đồng
mua bán điện riêng biệt và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, bao gồm:

+ Một chủ đầu tư mua lại nhiều hệ thống điện mặt trời mái nhà nằm liền kề nhau, có tổng
công suất trên 01 MW;

+ Nhiều hệ thống điện mặt trời mái nhà có tổng công suất trên 01 MW (mỗi hệ thống có
công suất không quá 01 MW) trên 01 địa điểm (trên cùng một mảnh đất hoặc mái nhà khu
công nghiệp) được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp, của một hoặc nhiều nhà đầu tư.

Như vậy, Công văn 7088/BCT-ĐL được ban hành đã góp phần giải đáp các vướng mắc,
khó khăn cho các cá nhân, tổ chức có hệ thống điện mặt trời mái nhà, cũng như hướng dẫn
cụ thể hơn đối với bên mua điện – EVN trong việc áp dụng và xác định giá mua điện.