Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Một số vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm hiện nay

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với hành lang pháp lý rộng mở, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thuận lợi, tuy nhiên sự phát triển của doanh nghiệp vẫn nằm trong khuôn khổ pháp lý chịu sự quản lý của Nhà nước và sự tác động của nhiều yếu tố trong quá trình hoạt động. Một số vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm hiện nay trong quá trình hoạt động của mình có thể nói đến là:

* Lựa chọn mô hình công ty phù hợp với định hướng, mục tiêu và tình hình thực tế.

Việc lựa chọn mô hình công ty là một việc quan trọng vì điều này thể hiện sự định hướng của người thành lập doanh nghiệp cũng như căn cứ vào tình hình thực tế của họ khi quyết định đầu tư kinh doanh. Khi lựa chọn mô hình doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố cơ bản về xác lập quy chế pháp lý đặc thù của mô hình doanh nghiệp đó. Trong đó có các vấn đề pháp lý cơ bản, quan trọng cần lưu ý gồm: các chế độ trách nhiệm quản lý tài sản, vốn, cơ cấu bộ máy tổ chức, phân chia lợi ích trong công ty.

Điều này có thể thấy rõ như sau: Chẳng hạn, ban đầu lúc thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp thường quan tâm nhiều đến vấn đề huy động vốn, dễ dàng tham gia đấu thầu và vấn đề lợi nhuận nên hay nhận định mô hình công ty cổ phần là phù hợp. Nhưng thực tế, với tình hình thực tế lúc ban đầu đối với một doanh nghiệp, mô hình này có nhiều hạn chế so với công ty trách nhiệm hữu hạn. Bởi lẽ trong công ty cổ phần, sau ba năm thành lập, sự chuyển nhượng cổ phần diễn ra dễ dàng, việc quản lý và điều hành công ty cổ phần lại rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích. Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán doanh nghiệp. Còn với mô hình trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp sẽ ổn định và có thể thay đổi loại hình kinh doanh phù hợp khi công ty đã phát triển.

* Thống nhất các thỏa thuận khi thành lâp doanh nghiệp và việc giải quyết các xung đột giữa các thành viên, cổ đông góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

 

Sự đổi mới của pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động tuy nhiên chính vì sự thuận lợi, đơn giản về mặt thủ tục đó, một số bộ phận vẫn coi việc thành lập công ty chỉ là các thỏa thuận với nhau, cùng đưa ra các ý tưởng và điều kiện kinh doanh với nhau như việc tự do thỏa thuận làm ăn nhỏ lẻ thông thường. Các thỏa thuận của các thành viên lúc này là thỏa thuận dân sự và thường sơ sài nên khi xảy ra các xung đột liên quan đến việc góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích… sẽ không có cơ sở để giải quyết.

Dưới góc độ pháp lý đã thành lập công ty, tức là đã trở thành tổ chức kinh tế, tham gia vào quan hệ pháp luật kinh tế, chịu sự điều chỉnh và phải tuân theo đúng pháp luật trong quá trình hoạt động. Vì vậy, các thành viên, các cổ đông góp vốn sẽ phải tìm hiểu về các điều khoản hợp tác, phương pháp hợp tác kinh doanh, nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật như vậy mới có thể giải quyết khi công ty có sự cố.

Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động và bắt đầu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nếu không có sự thống nhất, chặt chẽ trong việc quản lý doanh nghiệp sẽ xuất hiện các tranh chấp, xung đột giữa các thành viên, cổ đông góp vốn. Vì vậy để tránh tình trạng này xảy ra, các thành viên, cổ đông sáng lập cần có những thỏa thuận rõ ràng ngay khi thành lập doanh nghiệp và đưa vào điều lệ công ty, các nghị quyết hay biên bản thỏa thuận để đảm bảo môi trường hợp tác kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp.

*  Chuẩn bị các điều kiện đủ để doanh nghiệp phát triển.

 

Giai đoạn thành lập doanh nghiệp và kiến tạo các giá trị vật chất cơ bản ban đầu chính là việc chuẩn bị các điều kiện cần để doanh nghiệp ra đời. Ở thời điểm ban đầu này, các doanh nghiệp vừa đi vào hoạt động nên quan tâm hàng đầu đến yếu tố lợi nhuận mà quên mất những điều kiện đủ về mặt pháp lý và liên quan để phục vụ quá trình hoạt động của doanh nghiệp  một cách thuận lợi. Chỉ đến khi xuất hiện đối tác, khách hàng có điều kiện yêu cầu thì lúc này doanh nghiệp mới gấp rút thực hiện để tìm cách đáp ứng, giải quyết. Nhiều khi gặp những trường hợp doanh nghiệp rơi vào khó khăn khi giải quyết nhanh, tốn kém về chi phí và từ đó có thể mất đi những cơ hội làm ăn lớn vì không đáp ứng được hoặc đáp ứng chậm yêu cầu của khách hàng.

Chính vì lẽ đó, việc chuẩn bị các giấy tờ pháp lý có liên quan là điều kiện cần thiết, vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp khi bắt đầu đi vào hoạt động. Trong kinh doanh, cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh. Đối với một số lĩnh vực kinh doanh, các giấy phép chuyên ngành phải có sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện bắt buộc để hoạt động.

* Tranh chấp hợp đồng kinh tế.

 

Khi ký kết hợp đồng kinh tế với đối tác, phần lớn các doanh nghiệp thường chú ý đến các điều khoản về thương mại như: giá cả, phương thức, lộ trình thanh toán, hàng hóa… mà không quan tâm nhiều đến các điều khoản pháp lý như các cam kết, quyền và nghĩa vụ của các bên, biện pháp chế tài, phương án xử lý khi có vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Điều này dẫn đến việc khi xảy ra tranh chấp, các doanh nghiệp thường bị thiệt hại. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có bộ phận phụ trách pháp chế, soạn thảo các bản hợp đồng với các điều khoản chặt chẽ để sử dụng trong đàm phán, ký kết với đối tác nhằm nắm thế chủ động trong giao dịch, tránh được các thiệt hại khi giao kết hợp đồng vơi khách hàng và đối tác.

* Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về thuế, kế toán doanh nghiệp.

 

Một doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp đó và nghĩa vụ này được quy định theo luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật thuế có liên quan. Nghĩa vụ về thuế phải thực hiện đúng quy định một cách chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn. Từ thời điểm thành lập doanh nghiệp, cần chú ý kê khai thuế ban đầu, xem xét việc kê khai và đóng các loại thuế tùy theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có ba loại thuế cơ bản đối với doanh nghiệp là: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài ra trong quá trình hoạt động, kinh doanh doanh nghiệp phát sinh tùy từng lĩnh vực hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì còn có các loại thuế khác như: tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất – nhập khẩu… Việc không nộp, chậm nộp, kê khai thuế không đúng là những rắc rối dẫn đến vướng mắc và thiệt hại cho doanh nghiệp nếu không biết cách xử lý hoặc xử lý muộn.

* Huy động vốn đầu tư.

 

Một trong những cách nhanh nhất để phát triển nguồn lực là tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân thông qua phương thức huy động. Các nhà đầu tư tự do và các quỹ đầu tư thường quan tâm đến tiềm năng của dự án, tính cam kết của đội ngũ và các yếu tố cấu thành sự thành công của dự án. Tuy nhiên, vấn đề hồ sơ pháp lý và việc tuân thủ các quy định pháp luật cũng là điều cần lưu tâm nếu muốn các giao dịch thành công. Doanh nghiệp nên phân bổ nguồn lực để tìm hiểu pháp luật và nắm bắt các thay đổi của luật pháp trong kinh doanh để tránh những rủi ro pháp lý tiềm ẩn có thể xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

* Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ.

Một vấn đề nữa đó là, khi mọi hoạt động của doanh nghiệp đã đi vào thuận lợi. Các ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ độc đáo và khác biệt sẽ tiếp cận thị trường nhanh chóng và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ đó cần bắt đầu ngay khi triển khai dự án hoặc ngay sau khi doanh nghiệp được thành lập. Trên thị trường có nhiều trường hợp hành hóa của công ty này bị làm giả bởi công ty khác bằng cách sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm gây thiệt hại và ảnh hưởng đến uy tín và kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp nên chú trọng việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vì điều này không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp độc quyền sử dụng tài sản của mình mà còn là cơ sở để thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện khi cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp.

Trên đây là một số các vấn đề cơ bản liên quan đến quá trình thành lập và đi vào hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần nắm được để thuận lợi phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Nắm được những vấn đề cơ bản này sẽ góp một phần giúp giành được thế chủ động cũng như tránh được các rủi ro thường gặp trong quá trình kinh doanh./.