Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Một số quy định về Báo cáo tài chính nhà nước

Ngày 14/03/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2017/NĐ-CP (Nghị định số 25/2017/NĐ-CP) về báo cáo tài chính nhà nước. Chính phủ ban hành Nghị định này nhằm quy định chi tiết Điều 30 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định về Báo cáo tài chính nhà nước. Nội dung báo cáo tài chính Nhà nước bao gồm: 

1.      Báo cáo tình hình tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ thông tin về tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo. (Tương tự bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp và cũng có các nội dung: Tài sản của Nhà nước, Nợ phải trả của Nhà nước, Nguồn vốn của Nhà nước)

2.      Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh trong kỳ báo cáo. (Tương tự báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp và cũng có các nội dung: Thu nhập của Nhà nước, Chi phí của Nhà nước, Kết quả hoạt động tài chính của Nhà nước)

3.      Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ, bao gồm các luồng tiền thu vào, các luồng tiền chi ra từ các hoạt động chủ yếu, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo; số dư tiền và tương đương tiền tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh. (Tương tự báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Doanh nghiệp)

4.      Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước được lập để giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước, tình hình lưu chuyển tiền tệ nhà nước trong kỳ báo cáo trên phạm vi toàn quốc hoặc một tỉnh. (Tương tự Thuyết minh báo cáo tài chính của Doanh nghiệp)

Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ban hành là cơ sở pháp lý để Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước hướng dẫn, triển khai, thực hiện lập báo cáo tài chính nhà nước nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tài chính nhà nước toàn quốc và từng địa phương. Báo cáo tài chính nhà nước là một công cụ hữu hiệu giúp cho công tác quản lý tài chính của nhà nước ngày càng minh bạch, hiệu quả hơn; đồng thời giúp cho nhân dân và các cơ quan, tổ chức có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động tài chính của nhà nước trong từng năm tài chính.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và Báo cáo Tài chính nhà nước đầu tiên được lập theo số liệu tài chính năm 2018.