Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 21 / 05 / 2018 -
Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam từ CPTPP và EVFTA

Ngành thủy sản Việt Nam có nhiều lợi thế và cơ hội xuất khẩu khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào thực thi.

Ông Vương Đức Anh, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, CPTPP và EVFTA là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với giá trị cốt lõi là tạo thuận lợi thương mại thông qua việc cắt giảm thuế quan.

Đối với mặt hàng thủy sản, Hiệp định EVFTA sẽ xóa bỏ thuế quan hoàn toàn (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) với lộ trình dài nhất là 7 năm, cá ngừ đóng hộp áp dụng hạn ngạch thuế quan là 11.500 tấn; trong Hiệp định CPTPPP, Canada và Peru sẽ xóa bỏ thuế quan hoàn toàn về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số nước khác cắt giảm thuế theo lộ trình, lâu nhất là 16 năm.

Theo ông Vương Đức Anh, việc ký kết EVFTA và CPTPP là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường mới như Canada, Peru, Mexico…Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam so với nhiều đối thủ chưa tham gia các FTA.

Tương tự với mặt hàng tôm, Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu tôm với thị phần 14%, đứng đầu là Ấn Độ với 15% thị phần. Tuy nhiên, Ấn Độ không phải thành viên CPTPP, quá trình đàm phán FTA giữa Ấn Độ và EU cũng đang bị tạm ngưng.

Các chuyên gia nhận định, ngành thủy sản Việt Nam cũng có thêm nhiều cơ hội nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm, tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu. Đặc biệt, việc tham gia các FTA thế hệ mới yêu cầu Nhà nước phải cải cách thể chế, từ đó doanh nghiệp có môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường nội địa; đối mặt với các các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và quy tắc xuất xứ khá chặt chẽ. Để tận dụng tốt lợi thế mà EVFTA và CPTPP mang lại, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trong trung và dài hạn, nhanh chóng đổi mới công nghệ để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu mới có thể phát triển bền vững./.

Nguồn: VASEP