Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Hướng dẫn một số Điều của Luật Du lịch năm 2017

Ngày 15/12/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số Điều của Luật Du lịch 2017. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2018.

Theo đó, Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL có một số nội dung nổi bật như sau:

Thứ nhất, quy định cụ thể Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành của tổ chức kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm các chức danh:

  1. Chủ tịch hội đồng quản trị;

  2. Chủ tịch hội đồng thành viên;

  3. Chủ tịch công ty;

  4. Chủ doanh nghiệp tư nhân;

  5. Tổng giám đốc/Giám đốc hoặc phó Giám đốc;

  6. Trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Thứ hai, chi tiết hóa quy định về thuật ngữ “Chuyên ngành lữ hành” trong quy định về điều kiện năng lực của Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo đó, “Chuyên ngành lữ hành” sẽ bao gồm một trong các chuyên ngành:

  1. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

  2. Quản trị lữ hành;

  3. Điều hành tour du lịch;

  4. Marketing du lịch;

  5. Du lịch;

  6. Du lịch lữ hành;

  7. Quản lý và kinh doanh du lịch.

Thứ ba, giải thích tiêu chuẩn “Thành thạo ngoại ngữ” của hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn:

  1. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành ngoại ngữ;

  2. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên theo chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài;

  3. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở nước ngoài;

  4. Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, còn thời hạn hoặc được cấp trong vòng 05 năm đối với chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ không quy định thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL.

Thứ tư, quy định tiêu chuẩn cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với các cơ sở kinh doanh, cụ thể:

  1. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;

  2. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;

  3. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;

  4. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;

  5. Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Thứ năm, Thông tư cũng quy định rõ trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lũ hành trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản; và các trường hợp khác theo quy định của Luật Du lịch.

Việc ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL có ý nghĩa quan trọng, không chỉ quy định chi tiết và thống nhất việc thi hành các quy định của Luật Du lịch năm 2017, mà qua đó còn góp phần nâng cao tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cũng như thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động du lịch.