Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 09 / 12 / 2018 -
Hướng dẫn mới về một số nội dung của Bộ luật Lao động

Ngày 24/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2018.
Theo đó, Nghị định số 148/2018/NĐ-CP có một số điểm mới nổi bật như sau:
1. Bổ sung đối tượng ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) là người được người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết hợp đồng lao động được phép ký hợp đồng lao động.
2. Thời gian thử việc không còn được tính trợ cấp thôi việc
So với quy định trước đây, thời gian thử việc đã không còn được tính là thời gian làm việc để nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Thời gian này chỉ còn bao gồm: Thời gian người lao động đã làm việc thực tế; Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản…
3. Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động và người lao động phải thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
Thời hạn trên có thể kéo dài đến 30 ngày trong các trường hợp đặc biệt như: Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất…
4. Tiền lương ngày nghỉ lễ không căn cứ vào lương tháng trước liền kề
Theo Nghị định này, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong những ngày nghỉ hàng năm, ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương được tính như sau:
Tiền lương trong HĐLĐ: số ngày làm việc bình thường trong tháng x số ngày người lao động nghỉ.
5. Bổ sung quy định về tiền lương làm căn cứ bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ trái luật
Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động mới nhất còn bổ sung quy định về tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Theo đó, đây là tiền lương theo HĐLĐ lao đồng tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật.
Như vậy, có thể thấy, với những hướng dẫn chi tiết và cụ thể, Nghị định số 148/2018/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục các vấn đề bất cập tồn tại trong việc thực hiện Bộ luật lao động 2012 trong thời gian qua, phù hợp với sự thay đổi của đời sống xã hội, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như0020người sử dụng lao động.