Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành

Ngày 12/03/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 23/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 27/04/2018.

Theo đó, Thông tư số 23/2018/TT-BTC quy định:

1. Về đối tượng áp dụng: đối với các công ty chứng khoán được phép phát hành chứng quyền có bảo đảm theo quy định của pháp luật.

2. Về nghiệp vụ kế toán: Một số tài khoản hạch toán nghiệp vụ kế toán liên quan đến chứng quyền bao gồm Tài khoản 329 – Phải trả chứng quyền; Mở tài khoản chi tiết của Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng để theo dõi tiền bảo đảm thanh toán tại ngân hàng lưu ký trước khi chào bán chứng quyền, tiền gửi tại tài khoản phong tỏa (tiền bán chứng quyền khi phân phối trên thị trường sơ cấp) và tiền gửi tại tài khoản tự doanh (để thực hiện phòng ngừa rủi ro theo yêu cầu của Sở Giao dịch chứng khoán); Tài khoản 018 – Chứng quyền.

3. Về báo cáo tài chính: Công ty chứng khoán phải thực hiện báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đồng thời, trong báo cáo tài chính, công ty chứng khoán phải thuyết minh bổ sung các nội dung: Lãi, lỗ đánh giá lại chứng quyền của tổ chức phát hành; Lãi, lỗ đánh giá lại tài sản cơ sở từ hoạt động phòng ngừa rủi ro của tổ chức phát hành; Tổng số tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán tại ngân hàng lưu ký của tổ chức phát hành; Tổng số tiền nộp bổ sung cho mục đích phòng ngừa rủi ro do chênh lệch giữa vị thế phòng ngừa rủi ro lý thuyết và vị thế phòng ngừa rủi ro thực tế; Tổng số chứng khoán dùng cho hoạt động phòng ngừa rủi ro; Tổng số chứng quyền được phép phát hành; Tổng số chứng quyền đang phát hành.

Bằng những hướng dẫn cụ thể và chi tiết về kỹ thuật đối với nghiệp vụ kế toán và báo cáo tài chính đối với chứng quyền có bảo đảm, Thông tư số 23/2018/TT-BTC đã xây dựng cơ sở quan trọng để các công ty chứng khoán là tổ chức phát hành triển khai loại sản phẩm chứng khoán mới này.