Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 07 / 07 / 2019 -
Hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật hình sự 2015 về tội “Rửa tiền”

Ngày 24/5/2019 Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 của BLHS về tội “Rửa tiền”. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7-7.
Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP làm rõ khái niệm “biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có”. Bốn trường hợp được giải thích cụ thể, như: người phạm tội trực tiếp biết tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có; biết qua các phương tiện thông tin đại chúng về tội phạm nguồn; bằng nhận thức thông thường và theo quy định của pháp luật phải biết được nguồn gốc tiền do phạm tội mà có.
Có 5 tình tiết lớn để định tội, gồm:
1- Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng (thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện các hành vi nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có);
2- Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch khác (thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện các hành vi nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có);
3- Hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh (dùng tiền, tài sản thực hiện một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi);
4- Hành vi sử dụng tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động khác (dùng tiền, tài sản để làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác);
5- Hành vi cản trở việc xác minh thông tin về nguồn gốc, bản chất tài sản (cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc làm rõ nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản (ví dụ như cung cấp tài liệu, thông tin giả; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ; hủy bỏ, tiêu hủy, sửa chữa, tẩy xóa tài liệu, chứng cứ…).
Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP thể hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền có thể được tiến hành đồng thời với việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nguồn và không loại trừ việc truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm nguồn.
Như vậy, Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP bổ sung nhiều nội dung và cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính về tội “Rửa tiền” nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.