Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 19 / 05 / 2019 -
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp lần đầu

Ngày 31/01/2019, Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Quyết định số 116/2019/QĐ-BHXH ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực từ ngày 01/05/2019.
Theo đó, Quyết định số 166/QĐ-BHXH) đã quy định một số vấn đề liên quan đến hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu. Tại bài viết này tác giả xin được đề cập đến vấn đề nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Các thuật ngữ sau được viết tắt:
• BHXH: Bảo hiểm xã hội
• TNLĐ: Tai nạn lao động
• BNN: Bệnh nghề nghiệp
• KNLĐ: Khả năng lao động
• GĐYK:Giám định y khoa
Tại Quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định này) đã quy định đối với việc giải quyết hưởng trợ cấp chế độ TNLĐ, BNN trong trường hợp bị TNLĐ, BNN lần đầu hồ sơ bao gồm:
• Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.
• Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN.
• Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám BNN.
• Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).
• Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.
• Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
Đối với việc giải quyết chế độ TNLĐ – BNN cơ quan BHXH đã bãi bỏ quy định phải có sổ BHXH, các giấy tờ khám và điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú và một số giấy tờ chứng minh về tai nạn giao thông. So với các văn bản trước đây thì Quyết định này có sự lồng ghép thành phần hồ sơ của các thủ tục, cụ thể thành phần hồ sơ đối với trường hợp TNLĐ và BNN có sự rút gọn hơn và được lồng ghép vào nhau, không còn tách biệt như trước đây. Nội dung quy định cụ thể và rõ ràng hơn, thành phần hồ sơ cũng được tiết giảm nhiều, điều đó tạo thuận lợi cho người lao động trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục và hưởng các chế độ trợ cấp của mình. Việc rút gọn các thành phần hồ sơ không đồng nghĩa với việc người thụ hưởng sẽ lợi dụng điều đó để cố tình trục lợi cho cá nhân, mà cơ quan BHXH sẽ có cơ chế riêng để kiểm soát và quản lý chặt chẽ, đảm bảo cho người lao động được hưởng các quyền lợi chính đáng nhất theo đúng quy định của pháp luật.
TNLĐ, BNN là những vấn đề khó tránh khỏi của người lao động trong quá trình làm việc, cùng với đó là số lượng người lao động tham gia BHXH ngày càng gia tăng thì việc đơn giản hóa các thủ tục là điều cần thiết và vô cùng hữu ích. Nhìn chung Quyết định này được ban hành theo hướng có lợi cho người thụ hưởng. Vì vậy, khi Quyết định này có hiệu lực đã có sự quan tâm rất lớn từ người lao động cũng như dư luận xã hội. Đây là bước đột phá mới, là sự cải tiến rất lớn trong công tác quản lý của cơ quan BHXH.