Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 03 / 06 / 2024 -
GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CẦN ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN NÀO?

Quy định chuẩn chuyên môn và nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2024.

Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quy định cụ thể về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, trong đó phân cấp cụ thể theo các bậc là giáo viên giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp. 

Đối với giáo viên giảng dạy trình độ cao đẳng, về trình độ đào tạo, những người này phải có các chứng chỉ kỹ năng nghề như nghệ nhân, kỹ sư, cử nhân, hoặc các bằng cấp tương đương trong các ngành nghệ thuật, thể dục thể thao, công nghệ thông tin, kế toán, ngôn ngữ hay các chứng chỉ khác bao gồm chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hay chứng nhận giải thưởng quốc gia, quốc tế. 

Về trình độ nghiệp vụ sư phạm, họ phải có bằng cử nhân trong ngành đào tạo giáo viên hoặc các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tương ứng. Về năng lực sử dụng ngoại ngữ và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực của giáo viên trong các lĩnh vực này cần phải đảm bảo theo yêu cầu thực tế về vị trí việc làm của họ. 

Ngoài ra, giáo viên giảng dạy cao đẳng phải tham gia thực tập và các khóa đào tạo, bồi dưỡng hàng năm để nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức mới và cải thiện phương pháp giảng dạy.

Đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp, về trình độ, nhà giáo trình độ trung cấp cần đáp ứng theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và cần có các chứng chỉ kỹ năng dạy nghề để dạy thực hành như Danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú, nhà giáo ưu tú; Bác sĩ chuyên khoa cấp I trở lên; Kỹ sư; Cử nhân hoặc tương đương; Bằng tốt nghiệp và chứng chỉ khác; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Chứng chỉ quốc tế; Chứng nhận giải thưởng hay các văn bằng, chứng chỉ khác.

Về trình độ nghiệp vụ sư phạm, giáo viên phải có bằng cử nhân trong ngành đào tạo giáo viên hoặc các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, dạy trình độ trung cấp.

Về năng lực sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin và học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, các yêu cầu theo quy định tại Thông tư này tương tự yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy cao đẳng. 

Đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, ngoài trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; họ cần sở hữu các chứng chỉ như Chứng chỉ tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề trở lên; Chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1, hoặc bậc thợ 3/7 hay 2/6 trở lên; Giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, không thấp hơn B2, và phải đáp ứng yêu cầu về thời gian cấp phép và tập huấn; Chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 10 của Thông tư này; Văn bằng, chứng chỉ khác theo quy định pháp luật.

Về trình độ nghiệp vụ sư phạm, giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp phải có bằng cử nhân ngành giáo viên, cao đẳng sư phạm, hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật; dạy nghề trình độ sơ cấp, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm sơ cấp, hoặc bồi dưỡng sư phạm bậc 1 trở lên; Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.

Về năng lực sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực của giáo viên trong các lĩnh vực này cần phải đảm bảo theo yêu cầu thực tế về vị trí việc làm của họ. 

Về việc học tập, bồi dưỡng nâng cao, giáo viên trình độ sơ cấp phải thực tập tại doanh nghiệp hàng năm theo quy định; Tự học và bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ mới, chuyển đổi số và phương pháp giảng dạy.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2024.

Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý Bạn đọc!