Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 21 / 04 / 2018 -
Giải pháp khắc phục tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài trả về

Ngày 04/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg quy định về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo, trả về. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Chỉ thị số 09/CT-TTg quy định một số nhiệm vụ, giải pháp yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện như sau:

1. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật trong quản lý an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc cấp phép lưu hành thuốc thú y, chất xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; thường xuyên tổ chức rà soát, loại bỏ sản phẩm kém chất lượng, không an toàn ra khỏi Danh mục các sản phẩm được phép lưu hành; chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, cải tiến công nghệ sản xuất giống thủy sản để chủ động nguồn giống bảo đảm chất lượng; vận động, hướng dẫn người nuôi, doanh nghiệp áp dụng biện pháp nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Công thương kiểm soát chặt chẽ hóa chất, kháng sinh nhập khẩu để sử dụng trong y tế, công nghiệp nhưng bị lạm dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản; tiếp tục phối hợp Bộ Công an tổ chức điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu, tàng trữ, lưu thông, mua bán chất cấm, chất xử lý, cải tạo môi trường, thuốc thú y ngoài danh mục được phép lưu hành và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

4. Giao Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương cập nhật thông tin, thông báo cho doanh nghiệp về thay đổi trong chính sách nhập khẩu, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu kiểm dịch, điều kiện nhập khẩu của các nước đối với hàng thủy sản.

5. Bảo đảm quy trình kiểm tra, kiểm nghiệm và cấp chứng nhận an toàn thực phẩm (chứng thư) cho lô hàng thủy sản xuất khẩu một cách chặt chẽ nhằm giảm thiểu các lô hàng được cấp chứng thư xuất khẩu bị cảnh báo, trả về.

Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thể hiện sự quan tâm đến ngành nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu thủy sản trên cả nước nhằm mục tiêu chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị nước ngoài cảnh báo, trả về, từ đó nâng cao hình ảnh, uy tín sản phầm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới và nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.