Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam buổi đầu được công nhận tư cách pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành có nhiều điểm mới, đặc biệt lần đầu tiên xuất hiện khái niệm Doanh nghiệp xã hội – một khái niệm doanh nghiệp mang tính nhân văn sâu sắc. Doanh nghiệp xã hội (social enterprise) được định nghĩa là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thuần túy, các doanh nghiệp này được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà doanh nghiệp đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội và môi trường.

Xã hội Việt Nam phát triển bên cạnh sự khởi sắc của nền kinh tế thị trường đổi mới tuy nhiên sự phát triển ấy của nền kinh tế thị trường tạo ra ranh giới sâu sắc trong sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch mức sống và phổ biến lối sống giữa thành thị với nông thông có sự tương phản đặc biệt. Sự phát triển kinh tế thị trường ở một nền kinh tế đang phát triển không tránh khỏi những hệ quả kéo theo về mặt xã hội. Có hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh và chưa tìm ra được hướng giải quyết hiệu quả nhất đó là: an sinh xã hội đối với người nghèo, người già, đối tượng sau khi thi hành án, bạo lực xã hội, phân biệt đối xử, tệ nạn xã hội, bệnh tâm lý, giáo dục, y tế quá tải và bất hợp lý, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, ô nhiễm môi trường rác thải, không khí, tiếng ồn, nền văn hóa bị ảnh hưởng… Đó chính là nhu cầu hết sức cấp thiết để xuất hiện các doanh nghiệp xã hội.

Theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xã hội sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký, chứ không nhằm mục tiêu chia lợi nhuận cho cổ đông hay thành viên trong công ty. Doanh nghiệp xã hội có quyền hoạt động kinh doanh tạo nguồn thu lợi nhuận nhằm bù đắp chi phí và phát triển các mục tiêu xã hội đã đề ra, tuy nhiên phải hoạt động kinh doanh là để tối ưu hóa lợi nhuận chứ không phải để tối đa hóa lợi nhuận. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ mục tiêu đã nêu và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, doanh nghiệp phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ dành riêng cho doanh nghiệp xã hội.

Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật; Doanh nghiệp xã hội được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam ở nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp và báo cáo định kỳ hằng năm với cơ quan của thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật. Có thể thấy sự linh động trong quy định này của pháp luật tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy cho doanh nghiệp rất lớn trong việc thay đổi chiến lược hoạt động kinh doanh cũng như dễ dàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mình.

Từ những nét đặc thù riêng của mình, thiết nghĩ các doanh nghiệp xã hội cần có chiến lược tổ chức và hoạt động  riêng và chiến lược phát triển tổng thể nói chung khác cơ bản so với các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận để mang lại sự thành công cho loại hình doanh nghiệp mà mình đã lựa chọn.

Đến thời điểm hiện nay, việc các tổ chức đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014 đã bắt đầu phát triển việc đăng ký, chuyển đổi mô hình hay thành lập mới được tiến hành thuận lợi vì đã có Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT ngày ngày 17 tháng 5 năm 2016 quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo quy định tại Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2016. Tuy nhiên trong thực tế, trước khi có quy định về doanh nghiệp xã hội trong Luật Doanh nghiệp và Nghị định hướng dẫn thì tại Việt Nam đã có nhiều tổ chức xã hội và doanh nghiệp có những đặc điểm của doanh nghiệp xã hội đã hình thành và hoạt động từ nhiều năm, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người khuyết tật, hỗ trợ các đối tượng là nạn nhân của các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, đói nghèo, nối rộng vòng tay nhân ái, khắc phục ô nhiễm môi trường…như: Help International, Công ty TNHH đầu tư Dragon Việt Nam, Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn và giáo dục WE Link….

Doanh nghiệp xã hội, tuy là một hình thức doanh nghiệp mới, có mô hình tổ chức theo luật doanh nghiệp như các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận khác, có chức năng độc lập nhưng vì đặ thù riêng lại có sự phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ của dư luận xã hội, điều kiện của chính phủ, cộng đồng và nguồn lực từ các đơn vị tài trợ khác để phát triển thuận lợi. Từ những đặc điểm trên, có thể thấy để quản lý doanh nghiệp xã hội rất phức tạp vì phải đồng thời thực hiện cả mục tiêu tài chính để duy trì doanh nghiệp và mục tiêu xã hội để phát triển doanh nghiệp trong đó mục tiêu xã hội là mục tiêu nền tảng và được ưu tiên nhất.

Ở buổi ban đầu, ví trí pháp lý của doanh nghiệp xã hội được công nhận, các doanh nghiệp hiện nay thường quan tâm để lồng ghép các vấn đề môi trường, xã hội thông qua các môi trường kinh doanh. Đây là dấu hiệu tích cực trong việc thay đổi nhận thức của người trẻ nói riêng, nhận thức của cộng đồng nói nói chung, hướng đến các giá trị nhân văn ngay từ khi hình thành ý tưởng kinh doanh. Như vậy có thể thấy rằng, sự chủ động của mỗi cá nhân khi khởi nghiệp góp phần giải quyết các vấn đề nhân văn, đã hình thành các cầu nối hoạt động phi lợi nhuận vươn xa trong khu vực và thế giới, nhằm chia sẻ kiến thức, liên kết các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có cùng tâm huyết hướng tới xây dựng doanh nghiệp xã hội theo xu hướng chung của quốc tế, gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ từ trong và ngoài nước, nhằm khai thác tối đa nguồn lực của khối tư nhân, đầu tư để giải quyết các vấn đề của xã hội và môi trường. Cùng với sự công nhận tư cách pháp lý, sự ủng hộ của Chính phủ và các nguồn lực xã hội và việc cam kết những mục tiêu mà doanh nghiệp xã hội hướng đến chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng vào tương lại xây dựng một nền kinh tế bền vững mà toàn cầu đang hướng đến tại Việt Nam./.