Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 11 / 01 / 2023 -
Điểm mới về chế độ sử dụng đất

Nhằm phục vụ cho công tác thẩm định của Bộ Tư Pháp về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Tờ trình số 47/TTr-BTTMT gửi đến Chính Phủ, trong đó có đề cập chi tiết về những điểm mới trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Tháng 1 – 2/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường; các bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (theo Kế hoạch tại Nghị quyết 150/NQ-CP năm 2022 do Chính phủ ban hành).

Vấn đề về chế độ sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều khía cạnh của xã hội, tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã cho thấy định hướng điều chỉnh đáng kể, cụ thể như sau:
(1) Về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân: Dự thảo quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng này không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, đồng thời giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường và khả năng đất đai để quy định hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân cho phù hợp.
(2) Về đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp: Mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
(3) Bổ sung quy định về các hình thức tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp, cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại quyền sử dụng đất đối với các dự án tập trung đất nông nghiệp; chính sách khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tập trung đất để sản xuất nông nghiệp.
(4) Bổ sung quy định người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch, được sử dụng một tỷ lệ đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp kết hợp với dịch vụ nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp theo quy hoạch.
(5) Luật hóa một số quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ quản lý sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp sau khi được sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động.
(6) Bổ sung chế độ sử dụng đất chăn nuôi tập trung, đất dành cho đường sắt, đất xây dựng công trình trên không, điều chỉnh quyền sử dụng đất; sửa đổi quy định về chế độ sử dụng đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng để thống nhất với quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
(7) Sửa đổi, bổ sung chế độ sử dụng của một số loại đất để bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả (đất quốc phòng, an ninh; đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp; đất khu công nghệ cao; đất cho hoạt động khoáng sản; đất cảng hàng không, sân bay dân dụng; đất tôn giáo).
(8) Về sử dụng đất đa mục đích: Dự thảo Luật đã quy định các nguyên tắc chung đối với việc sử dụng đất kết hợp với nhiều mục đích khác nhau, nội dung sử dụng đất kết hợp đối với đất trồng lúa, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước, đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế… Việc sử dụng kết hợp này không làm thay đổi mục đích sử dụng đất chính, không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường.

Ý nghĩa của việc điều chỉnh tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Việc sửa đổi, bổ sung các nội dung như đã nêu ở trên nhằm:
– Tạo cơ sở pháp lý để quản lý và tổ chức thực hiện thống nhất;
– Khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh;
– Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất;
– Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của các đối tượng sử dụng đất;
– Chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn trên cơ sở đồng thuận của người sử dụng đất, góp phần cải thiện điều kiện sống cho cư dân đô thị và nông thôn;
– Nâng cao hệ số sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất thông qua việc khai thác không gian ngầm và không gian trên không.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!