Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 29 / 07 / 2018 -
Đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông

Ngày 18/07/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Chỉ thị số 21/CT-TTg quy định nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương như sau:
1. Bộ Giao thông vận tải cần xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng, quản lý việc lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, thiết bị nhận dạng tự động, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải; phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải trên địa bàn để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải; quản lý chặt chẽ hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và cảng biển, bảo đảm theo đúng quy mô, công năng được duyệt để nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, phân bổ hàng hóa hợp lý giữa các khu vực, các loại hình vận tải.
2. Bộ Công Thương cần tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử, kết hợp logistics với thương mại điện tử theo xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới và khu vực. Thông qua các hoạt động nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp, khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics, ban hành mã số đăng ký kinh doanh theo nhóm ngành cho dịch vụ logistics.
4. Bộ Tài chính đẩy mạnh áp dụng cơ chế một cửa Quốc gia cho tất cả các thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành quỹ đất thích hợp để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cảng, cảng cạn, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia để từng bước tạo thành mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại.
Thông qua các quy định rõ ràng về phạm vi nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương, Chỉ thị số 21/CT-TTg được kỳ vọng sẽ khuyến khích dịch vụ logistics phát triển mạnh mẽ, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế đất nước.