Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 10 / 11 / 2018 -
Công bố danh mục phế liệu tạm ngừng tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Ngày 06/11/2018, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BCT quy định danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 20/12/2018 đến hết ngày 31/12/2019.
Theo đó, danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu ban hành kèm theo thông tư này gồm một số mã hàng như mã hàng 2520 là thạch cao; thạch cao khan; thạch cao plaster đã hoặc chưa nhuộm màu, có hoặc không thêm một lượng nhỏ chất xúc tác hay chất ức chế. Bên cạnh đó còn có mã hàng 2618 là xỉ cát từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép; mã hàng 2619 là xỉ, xỉ luyện kim, vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép.
Ngoài ra, các mã hàng khác cũng thuộc danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu gồm mã hàng 4707 là giấy loại hoặc bìa loại thu hồi; mã 5003 là tơ tằm phế liệu; mã 5103 là phế liệu lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô, kể cả phế liệu sợi nhưng trừ lông tái chế; mã 5104 là lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc thô tái chế; mã 5202 là phế liệu bông; mã 5505 là phế liệu.
Cùng với đó, mã 6310 là vải vụn, mẩu dây xe, chão bện, thừng và cáp đã qua sử dụng hoặc mới và các phế liệu từ vải vụn, dây xe, chão bện, thừng hoặc cáp, từ vật liệu dệt; mã 7001 là thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối; mã 7204 là phế liệu và mảnh vụn sắt; thỏi đúc phế liệu nấu lại từ sắt hoặc thép; mã 7404 là phế liệu và mảnh vụn của đồng.
Đối với những lô hàng phế liệu đã làm thủ tục hải quan tạm nhập, chuyển khẩu trước ngày thông tư có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện tái xuất, chuyển khẩu theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định hiện hành
Có thể thấy, Thông tư số 41/2018/TT-BCT được ban hành nhằm triển khai các giải pháp cấp bách quản lý nhập khẩu phế liệu, tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, qua đó thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu từ xa, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.