Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 05 / 05 / 2020 -
Cơ chế khuyến khích phát triển điện năng lượng mặt trời

Điện mặt trời là nhóm ngành công nghiệp năng lượng mới phát triển trong thời gian gần đây tại Việt Nam. Hầu hết các dự án điện mặt trời tập trung tại các địa phương như Ninh Thuận, Gia Lai, Bắc Giang, Hải Phòng… Sự phát triển của điện năng lượng mặt trời đang nhận được nhiều chính sách khuyễn khích, hỗ trợ của nhà nước.
Ngày 06/04/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, có hiệu lực vào ngày 22/05/2020. Theo đó, các tổ chức, cá nhân khi tham gia phát triển điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam sẽ được áp dụng biểu giá điện mới theo quy định tại Quyết định này.
Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg đã quy định giá mua điện thấp hơn, mức giá ưu đãi hơn so với giá cũ. Cả ba loại hình điện mặt trời nối lưới, điện mặt trời mặt đất và điện mặt trời mái nhà đều có mức giá ưu đãi, cụ thể như sau:
Đối với dự án điện mặt trời nổi: 1.783 VNĐ/kWh, tương đương 7.69 UScent/kWh;
Đối với dự án điện mặt trời mặt đất: 1.644 VNĐ/kWh, tương đương 7.09 UScent/kWh;
Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà: 1.943 VNĐ/kWh, tương đương 8.38 UScent/kWh.
Một số vấn đề nổi bật khi áp dụng biểu giá điện nêu trên, các doanh nghiệp cần lưu ý, cụ thể:
Đối với dự án điện Dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23 tháng 11 năm 2019 và có ngày vận hành thương mại của dự án hoặc một phần dự án trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì dự án hoặc một phần dự án đó được áp dụng Biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện như trên.
Đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 9,35 UScents/kWh, theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10 tháng 4 năm 2017 là 22.316 đồng/USD), được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà được phép bán một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất ra cho Bên mua là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc Bên mua là tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp không sử dụng lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền thực hiện thanh toán lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà phát lên lưới điện quốc gia theo giá mua điện như trên. Giá mua điện này được áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện. Trường hợp Bên mua điện không phải là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền giá mua điện và hợp đồng mua điện do các bên thỏa thuận phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.