Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 10 / 11 / 2018 -
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 30/10/2018, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 38/2018/TT-BCT quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2018
Theo đó, Thông tư số 38/2018/TT-BCT quy định về thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các thương nhân xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của các quốc gia này, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Thương nhân muốn được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ phải đăng ký mã số REX tại tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số REX và phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định GSP.
Thứ hai, đối với lô hàng xuất khẩu theo GSP có tổng trị giá không vượt quá 6.000 (sáu nghìn) EUR (tính theo giá xuất xưởng), thương nhân được chứng nhận xuất xứ cho lô hàng đó mà không phải đăng ký mã số REX theo quy định tại Điều này.
Thứ ba, các trường hợp được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP:
– Trường hợp 1: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được miễn khi hàng hóa đóng gói nhỏ có tổng trị giá không vượt quá 500 (năm trăm) EUR hoặc hàng hóa là hành lý cá nhân có tổng trị giá không vượt quá 1.200 (một nghìn hai trăm) EUR.
– Trường hợp 2: Hàng hóa nêu tại trường hợp 1 nêu trên không được nhập khẩu với mục đích thương mại, chỉ với mục đích sử dụng cá nhân và việc nhập khẩu diễn ra không thường xuyên.
Như vậy, để đảm bảo điều kiện được hưởng các ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu tới khu vực Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ thì cần đáp ứng các điều kiện về chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Quy định này góp phần vào nâng cao uy tín, chất lượng và thương hiệu hàng hóa Việt Nam đối với các thị trường khó tính trên Thế Giới. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi Việt Nam còn đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế Toàn cầu.