Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Chủ trương thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp giai đoạn 2017-2020
Ngày 17 tháng 8 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1232/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp (DN) mà Nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn và tỉ lệthoái vốn tối thiểu theo từng năm của DN có vốn Nhà nước giai đoạn 2017-2020.
 
Thực trạng của quá trình thoái vốn hiện nay:
Tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 707/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2016 – 2020” thì việc cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước phải đáp ứng tối thiểu 250.000 tỷ đồng vốn cho đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 theo Nghị quyết 26/2016/QH14 của Quốc hội. Tuy nhiên với thực trạng cổ phần hóa và thoái vốn hiện nay còn chậm, cũng như gặp nhiều vướng mắc, để đạt được mục tiêu trên là rất khó khăn. 
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, việc thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước nửa đầu năm không mấy khả quan với con số các tập đoàn, tổng công ty đã thoái được 3.466 tỷ đồng và thu về 14.842 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số thu về này phần lớn nhờ việc bán vốn tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), đã thực hiện từ cuối năm ngoái với tổng vốn hơn 11.200 tỷ đồng. 
Nếu việc thoái vốn tại nhiều tập đoàn tổng công ty lớn như Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng Công Ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Vinamilk… được thực hiện theo kế hoạch thì số tiền thu về từ thoái vốn sẽ tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên phương án thoái vốn của các đơn vị này hiện vẫn chưa được “chốt”. 
Theo thông tin từ Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) thì việc tiếp tục thoái vốn nhà nước tại Vinamilk vẫn đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 
Hay tại Habeco và Sabeco, mặc dù đã tiến hành cổ phần hóa nhưng hiện Nhà nước vẫn nắm lượng lớn cổ phần. Từ năm 2016, Bộ Công Thương đã xây dựng lộ trình thoái vốn của từng doanh nghiệp; trong đó Habeco sẽ thoái toàn bộ 81,79% vốn thuộc sở hữu Nhà nước trong năm 2016; Sabeco sẽ chia ra làm hai đợt bán 89,59% vốn Nhà nước trong năm 2017. 
Tuy nhiên đến nay, việc thoái vốn của Habeco và Sabeco vẫn đang gặp nhiều khó khăn, mặc dù Bộ Công Thương đã thành lập cả Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc. Đến nay, dù hai doanh nghiệp đã lên sàn nhưng các đơn vị mới đang xây dựng đề án thoái vốn để trình Chính phủ trước ngày 31/7/2017 và dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2017. Quá trình thoái vốn của các Doanh nghiệp lớn này gặp nhiều khó khăn một phần liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật; còn phần lớn còn lại là do các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ phần lớn đều có tài sản lớn, địa bàn rộng, các dự án đầu tư dở dang, dẫn đến thời gian xác định giá trị doanh nghiệp kéo dài làm ảnh hưởng đến các tiến độ thực hiện nên yêu cầu phải có sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương.
 
Mục đích của việc ban hành Danh mục doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ thoái vốn: 
Nhằm đẩy nhanh tiến độ bán vốn Nhà nước tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc bảo đảm nguồn thu cho phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế. 

 
Số lượng, lộ trình và phương án thoái vốn:
Tổng số lượt DN mà Nhà nước sẽ thoái vốn là 406 lượt DN, được chia ra theo từng năm để các bộ, địa phương thực hiện thoái vốn. Cụ thể, năm 2017 phải thoái ở 135 DN, năm 2018 thoái ở 181 DN, năm 2019 thoái ở 62 DN và năm 2020 thoái ở 28 DN. Trong danh sách này, có một số DN sẽ thoái vốn vài đợt trong khoảng thời gian này.
Điểm qua một số DNNN lớn trong danh sách này cho thấy, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (thuộc Bộ Công Thương) phải thoái 52,47% tỉ lệ vốn tối thiểu (so với vốn điều lệ) trong năm 2017 và tới năm 2020 DN này sẽ phải thoái tiếp 36% nữa.
Ở Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam cũng phải thoái vốn hai lần. Lần đầu tiên sẽ thoái 20% tỉ lệ vốn tối thiểu vào năm 2018 và tới năm 2020 sẽ thoái tiếp 10,40%. Còn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam sẽ thoái một lần, tối thiểu 35,16% vào năm 2019…

 
Nhiệm vụ đặt ra cho các bộ, ban, ngành và các cơ quan liên quan:
Để thực hiện thành công Quyết định, yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt tổ chức thực hiện thoái vốn theo tiến độ và tỉ lệ đã được phê duyệt tại Danh mục kèm theo Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ thoái vốn Nhà nước theo Quyết định này; rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung kịp thời việc thoái vốn Nhà nước tại các DN chưa có trong Danh sách.
Quyết định số 1232/QĐ-TTg cũng yêu cầu người đứng đầu bộ, ngành, địa phương chủ động căn cứ tình hình thị trường và thực tế tại DN để đẩy nhanh tiến độ và tăng tỉ lệ thoái vốn so với tỉ lệ tối thiểu hằng năm đã được phê duyệt; bổ sung thêm DN thực hiện thoái vốn sớm hơn nhưng cần bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch. Đồng thời yêu cầu người đứng đầu bộ, địa phương nghiêm túc thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đối với các DN thuộc diện chuyển giao theo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận, SCIC có trách nhiệm thực hiện thoái vốn theo Quyết định này.
Trước ngày 25 tháng cuối của quý và trước ngày 25/12 hằng năm, gửi báo cáo về tình hình triển khai thực hiện đến Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi.
Đối với một số DN đặc thù hoặc có quy mô lớn sẽ thực hiện theo Quyết định riêng của cấp có thẩm quyền. Đó là các công ty nông, lâm nghiệp và các công ty con và công ty liên kết của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước chưa thực hiện cổ phần hóa; DN thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND TPHCM, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước; Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội; Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn; Bệnh viện Giao thông vận tải; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam; Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam.
Ý nghĩa của việc công bố Danh mục này:
Với 406 lượt DNNN phải thoái vốn từ nay tới năm 2020, tổng số vốn dự kiến thoái theo mệnh giá là khoảng 65.000 tỷ đồng, đây là một con số không hề nhỏ mà Ngân sách Nhà nước sẽ được thu về. 
Việc công bố Danh mục này là giải pháp quan trọng để các nhà đầu tư ngắm tới. Trước đây, Chính phủ chưa công bố nên các nhà đầu tư phải chờ đợi nhỏ giọt trong từng trường hợp cổ phần hoá, bán vốn tại DN cụ thể nên không hiệu quả cho cả hai bên. Giờ công bố rõ ràng ra thì nhà đầu tư nhìn thấy tổng thể các DNNN cần cổ phần hoá, bán vốn nên có nhiều lựa chọn để người ta tiếp cận ngay. Có thể nhận định rằng đây là giải pháp căn cơ để đẩy nhanh và đạt được hiệu quả cao trong quản trị DN của quá trình cổ phần hoá, bán vốn.