Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018

Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS năm 2015) với 510 điều chia làm 9 phần, 36 chương. BLTTHS năm 2015 với nhiều sửa đổi, bổ sung tăng thêm 154 điều luật với 176 điều mới, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều với một số vấn đề chính sau đây:

1. Ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13)
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

2. Mở rộng diện chủ thể được hưởng quyền bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích.
Ngoài người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quyền bào chữa, nhờ người bào chữa, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 còn bổ sung “người bị tố giác”,” người bị kiến nghị khởi tố”; “người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” cũng được hưởng quyền bào chữa và nhờ người bào chữa.(Điều 57; 58)

3. Pháp nhân có quyền được bào chữa thông qua người đại diện theo pháp lật hoặc nhờ người bào chữa (Điều 435)

4. Mở rộng diện chủ thể người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi
Theo Bộ luật tố tụng năm 2015 gồm có:
– Luật sư
– Bào chữa viên nhân dân
– Trợ giúp viên pháp lý
– Người đại diện của người bị buộc tội (Đây là diện chủ thể mới)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong đó đáng chú ý là có quyền có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố (Điều 83 BLTTHS).

5. Bãi bỏ các rào cản mang tính thủ tục hành chính, chuyển sang chế độ đăng ký thủ tục bào chữa.

Bỏ thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bào chữa và thay bằng việc đăng ký thủ tục bào chữa. Trong thời hạn 24h kể từ khi nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ (bản sao thẻ luật sư, chứng chỉ hành nghề…) cơ quan tiến hành tố tụng phải trả lời…(Điều 78)

Đặc biệt, giấy chứng nhận bào chữa sẽ có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng. (Khoản 6 Điều 78 BLTTHS 2015).

6. Quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.

7. Mở rộng các quyền của người bào chữa trong việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu thập chứng cứ (Điều 73; Điều 88;)
Người bào chữa có quyền đề nghị tiền hành một số hoạt động tố tụng theo quy định của BL TTHS, đề nghị triệu tập điều tra viên và người tham gia tố tụng khác. Đây là quy định mới nhằm nâng cao địa vị pháp lý của người bào chữa cũng như làm rõ trách nhiệm của điều tra viên trong quá trình tiến hành tố tụng (Điều 296).

8. Điều chỉnh khái niệm chứng cứ, nguồn, thu thập chứng cứ; xử lý chặt chẽ hơn về vật chứng.

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.

Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

9. Ngoài ra BLTTHS năm 2015 cũng quy định về rút ngắn thời hạn tạm giam, việc gia hạn tạm giam cùng nhiều bổ sung về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án hình sự…

10. Bình đẳng về vị trí giữa người bào chữa tại phòng xử án với người thực hành quyền công tố (Điều 257)

BLTTHS chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018