Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
112 điểm mới của Bộ luật Lao động 2012
(Nguồn thành viên phamthanhhuu tại
 
Các từ viết tắt:
HĐLĐ: Hợp đồng lao động
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
XĐTH: Xác định thời hạn
 
 

STT

Bộ Luật Lao động cũ

Bộ Luật Lao động 2012

  1.  

Không quy định việc ký HĐLĐ với người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi.

Trường hợp NLĐ từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì việc giao kết HĐLĐ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của NLĐ.

(Khoản 1 điều 18)

  1.  

HĐLĐ có thể được ký kết giữa NSDLĐ với người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm NLĐ; trong trường hợp này hợp đồng có hiệu lực như ký kết với từng người.

(Khoản 2 điều 30)

Việc ký HĐLĐ với nhóm NLĐ thông qua người ủy quyền chỉ được ký với công việc theo mùa vụ hoặc công việc nhất định dưới 12 tháng.

(Khoản 2 điều 18)

  1.  

Không quy định về những hành vi NSDLĐ không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ

NSDLĐ không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ; hoặc yêu cầu NLĐ đặt cọc cho việc thực hiện HĐLĐ.

(Điều 20)

  1.  

Khi hợp đồng lao động XĐTH, hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc nhất định dưới 12 tháng hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết HĐLĐ mới, hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ không XĐTH.

(Khoản 2 điều 27)

Quy định rõ hơn trong trường hợp không ký tiếp HĐLĐ mới:

– Hợp đồng lao động XĐTH trở thành HĐLĐ không XĐTH;

– Hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc nhất định dưới 12 tháng trở thành HĐLĐ 24 tháng.

(Khoản 2 điều 22)

  1.  

HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

(Khoản 1 điều 29)

Bổ sung quy định mới về HĐLĐ:

– Hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

(Khoản 1 điều 23)

  1.  

Nội dung HĐLĐ

(Điều 29)

Bổ sung quy định về nội dung HĐLĐ đối với:

– NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– NLĐ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

(Khoản 2, 3 điều 23)

  1.  

Không quy định về Phụ lục HĐLĐ

Bổ sung quy định về Phụ lục hợp đồng lao động.

(Điều 24)

  1.  

Không quy định về hợp đồng thử việc

Bổ sung khái niệm Hợp đồng thử viêc.

(Điều 26)

  1.  

Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó.

(Điều 32)

Tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

(Điều 28)

  1.  

Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

(Khoản 3 điều 34)

Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

 

  1.  

Các trường hợp được tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

(Khoản 1 điều 35)

Bổ sung thêm 2 trường hợp được tạm hoãn thực hiện HĐLĐ:

– NLĐ phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

– Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

(Khoản 3, 4 điều 32)

  1.  

Hết thời gian tạm hoãn HĐLĐ đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 35, NSDLĐ phải nhận người lao động trở lại làm việc.

(Khoản 2 điều 35)

Quy định rõ thời hạn mà NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ đối với các trường hợp quy định tại Điều 32, NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc và NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

(Điều 33)

  1.  

Không quy định về việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ

Quy định về việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ:

– Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

– Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới.

– Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì tiếp tục thực HĐLĐ đã giao kết.

(Điều 35)

  1.  

HĐLĐ chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

– Hết hạn hợp đồng;

– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;

– NLĐ bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án;

– NLĐ chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án.

(Điều 36)

Bổ sung thêm các trường hợp chấm dứt HĐLĐ:

– NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu;

– NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

– NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

– NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải;

– NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37;

– NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38; NSDLĐ cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

(Điều 36)

  1.  

NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

(Điều 38)

*Bỏ quy định NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi:

– NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải;

– Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động;

Để thống nhất với điều 36.

*Bổ sung quy định NSDLĐ đơn phưưong chấm dứt HĐLĐ khi:

– NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại điều 33 (sau 15 ngày tạm hoãn HĐLĐ)

(Điều 38)

  1.  

NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

(Điều 39)

Bổ sung thêm trường hợp NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

– Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

(Điều 39)

  1.  

Mỗi bên có thể từ bỏ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước khi hết thời hạn báo trước. Khi hết thời hạn báo trước, mỗi bên đều có quyền chấm dứt HĐLĐ.

(Điều 40)

Bộ luật Lao động cũ quy định có sự mâu thuẫn vì đây là việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ chứ không phải là chấm dứt HĐLĐ nên Bộ luật Lao động 2012 đã chỉnh sửa:

Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.

(Điều 40)

18.

Nghĩa vụ của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

(Điều 41)

Bổ sung thêm quy định: phải trả tiền bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc.

(Khoản 1 điều 42)

Quy định khoản tiền bồi thường thêm ít nhất bằng hai tháng lương.

(Khoản 3 điều 42)

Bổ sung thêm quy định: Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 điều 42, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

(Khoản 4 điều 42)

19.

Trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phảibồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ.

(Khoản 3 điều 41)

Cụm từ “bồi thường chi phí đào tạo” sửa thành “hoàn trả chi phí đào tạo”.

Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại Điều 62.

(Khoản 3 điều 43)

20.

Không quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

Bổ sung quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

(Điều 44)

21.

Không quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Bổ sung quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

(Điều 45)

22.

Không quy định về phương án sử dụng lao động

Bổ sung quy định về phương án sử dụng lao động

(Điều 46)

23.

Không quy định về thời gian mà NSDLĐ phải báo trước cho NLĐ khi HĐLĐ XĐTH hết hạn.

Ít nhất 15 ngày trước ngày HĐLĐ XĐTH hết hạn, NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ.

(Khoản 1 điều 47)

24.

Trợ cấp thôi việc mới chỉ là “ghi nhận” còn văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới quy định chi tiết.

Dành 1 điều để quy định rõ về Trợ cấp thôi việc.

(Điều 48)

25.

Trợ cấp mất việc làm chỉ là “ghi nhận” còn văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới quy định chi tiết.

Dành 1 điều để quy định rõ về Trợ cấp mất việc làm.

(Điều 49)

26.

Không quy định về HĐLĐ vô hiệu

Bổ sung quy định về HĐLĐ vô hiệu.

* HĐLĐ vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Toàn bộ nội dung của HĐLĐ trái pháp luật;

– Người ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền;

– Công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm;

– Nội dung của HĐLĐ hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ.

* HĐLĐ vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

* Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của HĐLĐ quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của HĐLĐ hạn chế các quyền khác của NLĐ thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

(Điều 50)

27.

 

Không quy định về “quấy rối tình dục”

Cấm quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

(Khoản 2 điều 8)

NLĐ làm việc theo HĐLĐ XĐTH, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn khi bị quấy rối tình dục.

(Điểm c khoản 1 điều 37)

Lao động là người giúp việc gia đình có nghĩa vụ tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu NSDLĐ có hành vi quấy rối tình dục.

(Khoản 4 điều 182)

Nghiêm cấm NSDLĐ có hành vi quấy rối tình dục đối với lao động là người giúp việc gia đình.

(Khoản 1 điều 183)

28.

Không quy định về cho thuê lại lao động.

Quy định về Cho thuê lại lao động

(Điều 53)

Quy định về Doanh nghiệp cho thuê lại lao động

(Điều 54)

Quy định về Hợp đồng cho thuê lại lao động

(Điều 55)

Quy định về Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

(Điều 56)

Quy định về Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

(Điều 57)

Quy định về Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại

(Điều 58)