Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 02 / 2019 -
Ban hành danh mục 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia

Ngày 25/12/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08/2/2019.
Theo đó, Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ban hành 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, cụ thể như sau:
– Gạo; Cà phê; Cao su; Điều; Hồ tiêu; Chè; Rau, quả; Sắn và sản phẩm từ sắn;
– Thịt lợn; Thịt và trứng gia cầm; Cá tra; Tôm; Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các đơn thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư. Trong quá trình thực hiện, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để xem xét, giải quyết.
Như vậy, những quy định mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT được kỳ vọng sẽ định hướng cụ thể mục tiêu phát triển chủ lực của đất nước trong năm 2019 tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp đất nước.