Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Quy định về bảo trì công trình hàng hải

Ngày 29/12/2017, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 52/2017/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2018.

Theo đó, Thông tư số 52/2017/TT-BGTVT có nhiều nội dung đáng chú ý như:

  1. Danh mục công trình, bộ phận công trình hàng hải bắt buộc quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng: Cầu cảng, đèn biển, đăng tiêu, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ, công trình đóng mới, sửa chữa tàu biển cấp đặc biệt và cấp I; Các công trình hàng hải có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng hoặc có dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình. Nội dung quan trắc: Các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (ví dụ: Biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng…), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.

  2. Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm hoặc theo kỳ kế hoạch gồm: Công tác bảo dưỡng công trình; Công tác sửa chữa định kỳ; Công tác sử chữa đột xuất. Trong đó, kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm phải được lập và gửi Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 30/05 hằng năm.

  3. Đối với công trình hàng hải có nhiều chủ sở hữu: Chủ sở hữu phần riêng của công trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đồng thời phải có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình. Chủ sở hữu khi cho tổ chức, cá nhân thuê khai thác công trình hàng hải hoặc ủy quyền quản lý, sử dụng công trình hàng hải phải có nội dung thỏa thuận về trách nhiệm bảo trì công trình.

Như vậy, có thể thấy, Thông tư số 52/2017/TT-BGTVT đã có những thay đổi đáng kể so với các thông tư trước đây. Sự thay đổi này là phù hợp với yêu cầu của thực tế, để đảm bảo các công trình hàng hải được bảo trì theo đúng trình tự, thủ tục nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.