Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

Ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Theo đó, Nghị định 15/2018/NĐ-CP có các nội dung chính như sau:
          1. Quy định chi tiết về các thủ tục: Thủ tục tự công bố sản phẩm; Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm; Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen; Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; Ghi nhãn thực phẩm; Quảng cáo thực phẩm; Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc thực phẩm; Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
          2. Phân nhóm các sản phẩm bao gói sẵn phải cấp giấy xác nhận phù hợp, bao gồm:
          – Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới sẽ đăng ký bản công bố tại Cục An toàn thực phẩm;
          – Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi được đăng ký bản công bố tại Sở Y tế địa phương;
          – Các sản phẩm còn lại doanh nghiệp tự công bố theo hướng dẫn tại Nghị định này.
          3. Đối với việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, Nghị định quy định theo hướng giảm tối đa số lô sản phẩm phải kiểm nghiệm, đặc biệt là những sản phẩm đã công bố đăng ký chất lượng và các nhà máy đã có chứng nhận hệ thống GMP, HACCP…, khi nhập khẩu, hải quan chỉ kiểm tra hồ sơ, trừ trường hợp có cảnh báo và sản phẩm ra thị trường mà phát hiện sai phạm thì sẽ đưa vào dạng kiểm soát chặt.
          4. Nghị định cụ thể hóa và bổ sung thêm các đối tượng được miễn kiểm tra như: Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng nhập khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hàng tạm nhập, tái xuất…
          5. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế và phải được liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia trong thành phần cấu tạo. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định.

          6. Các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được đánh giá là đã đưa tinh thần cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vào nội dung, giúp giảm tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo khung pháp lý thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.