Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
04 thay đổi lớn về chính sách BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2018

Mặc dù, Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016; Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 124 về Hiệu lực thi hành thì các quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; Điều này kéo theo nhiều quy định của các Văn bản dưới Luật liên quan cũng sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2018, cụ thể như sau:

Thứ nhất, căn cứ Khoản 1 Điều 124 Luật BHXH 2014 thì ngoài các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định hiện hành thì kể từ ngày 01/01/2018 các đối tượng sau đây cũng phải tham gia BHXH bắt buộc, cụ thể:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 thì Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng sẽ thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2014 thì “Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ”.

Thứ hai, căn cứ vào khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTB-XH thì kể từ ngày 01/01/2018 tiền lương đóng BHXH bắt buộc sẽ thay đổi, cụ thể: 
Hiện nay, phương pháp tính tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTB-XH. Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ là tổng mức lương và phụ cấp lương. 
Phương pháp tính này sẽ được thay đổi kể từ ngày 01/01/2018. Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTB-XH thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tổng mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Trong đó: Khoản bổ sung phải xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:


2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.”

Thứ ba, phạt đến 07 năm tù với người có nghĩa vụ nhưng không đóng BHXH cho người lao động 
Nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, Bộ luật hình sự 2015 đã bổ sung tội phạm quy định liên quan đến hành vi nêu trên, cụ thể như sau:
“Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.”

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2018 (ngày Bộ luật hình sự 2015) có hiệu lực, người nào có nghĩa vụ mà không thực hiện đóng BHXH cho người lao động sẽ có thể bị phạt tù đến 07 năm.

Thứ tư, tăng số năm đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa
Theo quy định tại Luật BHXH 2014 thì mức hưởng lương hưu tối đa là 75% mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH.
Dưới đây là bảng so sánh quy định về số năm người lao động phải đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa nêu trên dựa trên quy định tại Khoản 1, 2 Điều 56 Luật BHXH 2014:

                                          Hiện nay                                          Từ 01/01/2018
Lao động nữ       Từ đủ 25 năm đóng BHXH         Từ đủ 30 năm đóng BHXH
Lao động nam     Từ đủ 30 năm BHXH trở lên     Từ đủ 31 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2018)
                                                                                          Từ đủ 32 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2019)
                                                                                          Từ đủ 33 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2020)
                                                                                          Từ đủ 34 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu vào năm 2021)
                                                                                          Từ đủ 35 năm đóng BHXH (nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi)