Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 31 / 12 / 2019 -
Quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa

Ngày 03/09/2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 08/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/11/2019.
Theo đó, Thông tư này quy định quy trình giám định tư pháp để kết luận những vấn đề về chuyên môn văn hóa đối với sản phẩm văn hóa (trừ di vật, cổ vật và lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan) theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định tư pháp. Cụ thể như sau:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định
Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Chuẩn bị thực hiện giám định
Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp (đồng thời lựa chọn giám định viên, phân công người chịu trách nhiệm và điều phối việc giám định). Khi cần làm rõ về nội dung và đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan. Tổ chức giám định tiến hành giám định đối tượng bằng hình thức giám định tập thể (số lượng người giám định phải từ 03 người trở lên). Trường hợp cần thiết, người giám định tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.
Bước 3: Thực hiện giám định
Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định và các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định chuyên môn về đối tượng giám định trên cơ sở: xem xét tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa; xem xét các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa.
Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định phải tổ chức xem xét tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Trường hợp này,việc tổ chức giám định phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Bước 4: Đưa ra kết luận giám định
Căn cứ kết quả giám định tư pháp, kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác (nếu có), quy định của pháp luật có liên quan hoặc các chuẩn mực chung về văn hóa, người giám định tư pháp kết luận về đối tượng giám định.
Bước 5: Bàn giao kết luận giám định
Khi việc thực hiện giám định tư pháp hoàn thành, người giám định, tổ chức giám định tư pháp phải bàn giao Kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Bước 6: Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định
Người giám định, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm lập hồ sơ giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa theo quy định pháp luật.