Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 29 / 12 / 2019 -
Quy định mới về giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm

Ngày 16/12/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 32/2019/TT-BYT sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 và Phụ lục số 01-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm. Theo đó, về giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm, Thông tư số 32/2019/TT-BYT có một số điểm mới so với Thông tư số 06/2011/TT-BYT. Cụ thể như sau:
Tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 06/2011/TT-BYT, giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) chỉ áp dụng với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng 02 yêu cầu:
CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn; nếu có thời hạn thì phải được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp;
CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trong khi đó, tại Thông tư 32, CFS công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) ngoài 02 yêu cầu trên còn phải có tối thiểu các thông tin:
Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS;
Số, ngày cấp CFS;
Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS;
Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS;
Tên và địa chỉ của nhà sản xuất;
Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS;
Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
Đồng thời, Thông tư cũng bổ sung thêm trường hợp nếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành và xuất khẩu từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP thì không cần phải có CFS.
Lưu ý: Đối với hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP nộp từ ngày 14/01/2019 được thực hiện theo quy định nêu trên. Đối với hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm có kèm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT, trừ trường hợp cơ sở đề nghị thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Thông tư số 32/2019/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2020. Việc quy định cụ thể về nội dung, hình thức, các trường hợp áp dụng CFS tại Thông tư này góp phần tạo lên sự thống nhất trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm, các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến công bố sản phẩm mỹ phẩm.