Banks raise deposit interest rates
In need of raising medium...
Franchise explosion in Vietnam
Franchise has facilitated...
6 leading economic sectors in Central region
There are 6 coastal and m...
91.9% companies are optimistic about production activities in the last 6 months this year
FDI companies sector is w...
CPTPP makes shift of Vietnam from deficit to surplus
Most signed free trade ag...
法律解答
Công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4/2020
回答

Nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020 về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, ngày 10/04/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1106/QĐ-BCT về việc công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4 năm 2020 (sau đây viết tắt là “Quyết định 1106/QĐ-BCT”).
Nội dung chính của Quyết định 1106/QĐ-BCT:
Hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo: Áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo (mã HS 10.06) trong tháng 4 năm 2020 là 400.000 tấn.
Nguyên tắc quản lý hạn ngạch:
Thương nhân đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước. Số lượng khai trên tờ khai hải quan đã đăng ký sẽ được trừ lùi vào số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.
Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan cho tới khi tổng số lượng đăng ký xuất khẩu của các tờ khai chạm mốc 400.000 tấn (tờ khai hải quan có số lượng vượt quá mốc 400.000 tấn sẽ không có giá trị làm thủ tục hải quan). Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.
Cửa khẩu xuất khẩu: Chỉ cho phép xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, đường hàng không).
Các trường hợp loại trừ:
Xuất khẩu cung ứng cho tàu biển xuất cảnh để phục vụ cho sinh hoạt của thủy thủ trên tàu (không quá 30kg/1 thủy thủ).
Xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc xuất khẩu cho doanh nghiệp chế xuất phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp chế xuất.
Quyết định 1106/QĐ-BCT có hiệu lực kể từ 0h ngày 11 tháng 4 năm 2020.

Hàng hóa quá cảnh qua hệ thống ACTS phải tuân thủ các quy định pháp luật
回答

Ngày 9/4/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/6/2020 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan
Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan được xây dựng với mục tiêu chung là nhằm đơn giản hoá và hài hoà hoá các quy định về việc di chuyển, thương mại và hải quan; thiết lập một hệ thống quá cảnh hiệu quả, tối ưu, tích hợp hài hoà trong ASEAN.
Nghị định này quy định chi tiết về hàng hóa quá cảnh thông qua hệ thống ACTS. Có thể hiểu về hệ thống ACTS như sau: “Hệ thống ACTS là hệ thống công nghệ thông tin tích hợp do các nước thành viên ASEAN thiết lập và kết nối, trao đổi thông tin với nhau để thực hiện thủ tục quá cảnh điện tử, kiểm soát sự vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ của các nước thành viên ASEAN, hỗ trợ cơ quan hải quan các nước thành viên ASEAN tính tiền thuế hải quan, tiền bảo lãnh và trao đổi thông tin thu hồi nợ thuế hải quan trên cơ sở quy định tại Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải”
Việc hàng hóa quá cảnh thông qua hệ thống ACTS phải tuân thủ các quy định sau đây:
1. Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS xuất phát từ Việt Nam, quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác phải tuân thủ chính sách quản lý đối với hàng hóa quá cảnh của nước quá cảnh.
2. Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS qua các nước thành viên ASEAN khác và nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ chính sách quản lý đối với hàng hóa quá cảnh của các nước thành viên khác và chính sách quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của pháp luật có liên quan của Việt Nam.
3. Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS qua Việt Nam phải tuân thủ chính sách quản lý đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ kết quả phân luồng của Hệ thống ACTS và các thông tin liên quan đến hàng hóa quá cảnh (nếu có) để quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, trường hợp Chi cục hải quan chưa được trang bị máy móc, thiết bị kỹ thuật hoặc việc kiểm tra bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật chưa đủ cơ sở xác định được thực tế hàng hóa hoặc hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì công chức hải quan trực tiếp thực hiện kiểm tra thực tế.
5. Việc thu phí, lệ phí tại Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Ngoài ra, Nghị định này còn quy định về chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS như:
1. Miễn bảo lãnh nhiều hành trình
2. Miễn xuất trình chứng từ đi kèm hàng hóa quá cảnh, xuất trình hàng hóa tại cơ quan hải quan, trừ trường hợp Hệ thống ATCS có sự cố.
3. Miễn kiểm tra hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa tại cơ quan hải quan điểm đi, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Được sử dụng niêm phong đặc biệt đã được cơ quan hải quan chấp nhận.
5. Thời hạn doanh nghiệp quá cảnh được hưởng chế độ ưu tiên là 36 tháng kể từ ngày ban hành quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.
Nghị định số 46/2020/NĐ-CP được ban hành đã góp phần tạo cơ sở pháp lý để triển khai áp dụng hiện đại hóa hải quan đối với hàng hóa quá cảnh giữa các nước ASEAN và Việt Nam, vừa góp phần giảm chi phí và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc hoạt động quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, đảm bảo yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan.

Khu vực và Danh mục công việc người lao động không được làm việc ở nước ngoài
回答

Ngày 03/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là “Nghị định 38/2020/NĐ-CP”). Trong đó quy định Khu vực và Danh mục công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài. Cụ thể:
Khu vực người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài:
Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;
Khu vực đang bị nhiễm xạ;
Khu vực bị nhiễm độc;
Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
(Điều 3 Nghị định 38/2020/NĐ-CP)
Danh mục công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài:
Công việc massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí;
Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, điôxit thủy ngân;
Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;
Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh;
Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;
Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);
Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
(Phụ lục I của Nghị định 38/2020/NĐ-CP)
Khu vực và Danh mục công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài tại Nghị định 38/2020/NĐ-CP thay thế cho nội dung được điều chỉnh trước đó tại Nghị định 126/2007/NĐ-CP.
Nghị định 38/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 20/5/2020.

Đối tượng nào được hỗ trợ tiền do ảnh hưởng của dịch Covid?
回答

Hiện nay, đai dịch Covid đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, dịch Covid đã có nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phải tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến cắt giảm lao động. Nhằm giúp đỡ và chia sẻ khó khăn trong đại dịch, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, người lao động.
Ngày 09/04/2020 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP quy định về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid 19. Nghị quyết có hiệu lực kế từ ngày ban hành và đã quy định các đối tượng được hỗ trợ và mức hỗ trợ cụ thể như sau:
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên (do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương) thì được hưởng mức hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ: 1.800.000 đồng/người/tháng
Thời gian hỗ trợ: Tính theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được hỗ trợ như sau:
Cách thức hỗ trợ: Được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020:
Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/hộ/tháng
Thời gian hỗ trợ: Theo hằng tháng, tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm:
Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/tháng
Thời gian hỗ trợ: Theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng:
Mức hỗ trợ: Hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng
Thời gian hỗ trợ: 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.
Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
Mức hỗ trợ: Hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng
Thời gian hỗ trợ: 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31 tháng 12 năm 2019:
Mức hỗ trợ: 250.000 đồng/khẩu/tháng
Thời gian hỗ trợ: 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.
Chính phủ đã quy định 07 nhóm đối tượng được nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn ảnh hưởng của đại dịch Covid. Đây là một biện pháp tích cực nhằm chia sẻ khó khăn và góp phần đảm bảo cuộc sống cho người dân.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
回答

Ngày 08/04/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Theo đó, trong trường hợp pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật thì Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Cụ thể các biện pháp này bao gồm:
Phong tỏa tài khoản;
Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản);
Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử;
Tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền;
Căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương;
Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong;
Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án;
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có liên quan trong cưỡng chế thi hành án.
Nghị định 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2020.

Thời hạn gia hạn nộp thuế
回答

Ngày 8/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Nghị định này có hiệu lực pháp luật kề từ ngày ký.
Tại Nghị định này có quy định về các đối tượng được gia hạn nộp thuế và thời hạn gia hạn. Đối với những cá nhân, doanh nghiệp đã thuộc đối tượng gia hạn thì một trong những nội dung mà các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm nhất trong thời Covid – 19 có lẽ là thời hạn gia hạn nộp thuế. Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 41/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn gia hạn nộp thuế, cụ thể như sau:
1. Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu)
a) Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2020 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2 năm 2020 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thì thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã kê khai. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng, quý được gia hạn như sau:
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 3/2020 chậm nhất là ngày 20/9/2020
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 4/2020 chậm nhất là 20/10/2020
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 5/2020 chậm nhất là ngày 20 /11/2020
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 6/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý 1/2020 chậm nhất là ngày 30/9/2020.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý 2/2020 chậm nhất là ngày 30/12/2020.
b) Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng gia hạn nộp thuế có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế giá trị gia tăng riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng..
2. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp theo quyết toán của kỳ tính thuế năm 2019 và số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý 1, quý 2 của kỳ tính thuế năm 2020 của doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế. Thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng gia hạn nộp thuế có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng gia hạn nộp thuế. Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Bản Tin Pháp Luật Số 10/2020
回答

Nguyên tắc quản lý rượu
回答

Ngày 05/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 22/03/2020.
Liên quan đến lĩnh vực kinh doanh rượu, Nghị định số 17/2020/NĐ-CP có sửa đổi bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
Theo đó, việc quản lý rượu phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
3. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy. Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
Việc ban hành Nghị định 17/2020/NĐ-CP là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội diễn ra không chỉ trong phạm vi quốc gia và quốc tế dẫn tới các đường lối, quy định về quản lý các điều kiện trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định cũng cần phải thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại.

Các trường hợp không được xem xét đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
回答

Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP, phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, cụ thể:
– Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.
– Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.
Tuy nhiên, Nghị định quy định rõ 04 trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, bao gồm:
– Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
– Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
– Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
– Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.
Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2020, làm hết hiệu lực một phần Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
回答

Ngày 03/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, việc chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân được quy định như sau:
Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định 23/2015.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.
Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Ngoài ra, Thông tư còn quy đinh Mẫu lời chứng trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng khai nhận di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế;
Thông tư 01/2020/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 20/4/2020 và thay thế Thông tư 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015.
Như vậy, hiện nay, chứng thực tờ khai lý lịch cá nhân chỉ chứng thực chữ ký, không còn chứng thực nội dung. Do đó, các cá nhân có nhu cầu chứng thực tờ khai lý lịch cá nhân không cần phải về nơi cư trú mà có thể thực hiện tại bất ký Phòng tư pháp, Uỷ ban nhân dân xã, phường khác.