On May 27, 2020, the Government issued Decree 58/2020/ND-CP stipulating the level of compulsory social insurance contributions to the Insurance Fund for Occupational Accidents and Occupational Diseases (“Decree 58/2020/ND-CP”). According to the content in Decree 58/2020/ND-CP:
The rates of contribution to the Insurance Fund for occupational accidents and occupational diseases are as follows:
Normal contribution rate shall be equal to 0.5% of the statutory base payroll, which is applicable to employees who are public officials, civil servants or public employees, and members of the armed forces under the control of authorities of the Party and State, socio-political organizations, military, public security forces or public service units funded by the state budget;
The contribution rate equaling 0.3% of the statutory base payroll shall be applicable to enterprises that satisfy the conditions specified in Decree 58/2020/ND-CP.
Conditions for employers to reduce the compulsory social insurance
Enterprises operating in industries with high risks of occupational accidents and diseases shall be entitled to the contribution rate equaling 0.3% of the statutory base payroll if they conform to following eligibility requirements:
Within three years prior to the submission date, they have not been subject to any administrative monetary fine or any criminal prosecution for their violation against laws on occupational safety, hygiene and social insurance;
They have submitted periodic reports on workplace accidents, occupational safety and hygiene in an accurate, sufficient and timely manner within three consecutive years prior to the submission year;
Frequency rate of occupational accidents in the year preceding the submission year must drop by at least 15% of the average frequency of workplace accidents in 3 consecutive years prior to the submission year, or have not had any occupational accident 3 years preceding the submission year.
This Decree shall take effect from July 15, 2020. Regulations laid down in the Government’s Decree No. 44/2017/ND-CP dated April 14, 2017, prescribing the rates of compulsory social insurance contributions to the workplace accident and occupational disease benefit fund, and point b of clause 1 of Article 13 in the Government’s Decree No. 143/2018/ND-CP dated October 15, 2018, providing details about implementation of the Law on Social Insurance, and the Law on Occupational Safety and Hygiene, in terms of compulsory social insurance for employees who are foreign citizens working in Vietnam, shall become defunct from the effective date of Decree 58/2020/ND-CP.
On June 2, 2020 the standing committee of the national assembly issued Resolution No.954/2020/UBTVQH14 changes to personal income tax exemptions. Accordingly, personal income tax exemption redulation in the Law on Personal Income Tax 2007 have been amended and supplemented as follows:
Personal exemption: 11 million VND/month (132 million VND/year). Meanwhile, the deduction level for taxpayers themselves is currently prescribed at VND 9 million/month (VND 108 million/year).
Dependent exemption: 4,4 million VND/dependent/month. Current this deduction is 3,6 million VND/month.
As such, the new regulation at Resolution No. 954/2020/UBTVQH14 has increased the discount on tax payers for more than 2 million VND/month and for each dependent additional 800 thousand VND/month.
For cases where the tax has been paid in accordance with the current deductibles, the personal income tax amount must be filed by the deduction of the scene at resolution 954/2020/UBTVQH14 when settling personal income tax in 2020.
This Resolution takes effect from July 1, 2020 and applies from the 2020 tax period.
On May 25, 2020 the Goverment issued Resolution No.80/ND-CP on visa exemption for foreigners entering Phu Quoc economic zone, Kien Giang province.
Accordingly, the Government stipulates that Phu Quoc Economic Zone, Kien Giang Province is a coastal economic zone, which is applied the visa exemption policy for foreigners upon entry as prescribed in Clause 7, Article 1 of the Amending and Supplementing Law. Supplementing a number of articles of the Law on entry, exit, transit, and residence of foreigners in Vietnam on November 25, 2019.
Specifically, the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Entry, Exit, Transit, and Residence of Foreigners in Vietnam stipulates the conditions for visa exemption as follows: coastal economy is decided by the Government when fully meeting the following conditions: having an international airport; have separate spaces; have definite geographical boundaries, separate from the mainland; It is consistent with the socio-economic development policy and does not prejudice Vietnam’s national defense and security, social order and safety.
Thus, Phu Quoc Economic Zone, Kien Giang Province, is a coastal economic zone that applies the policy of visa exemption upon entry to foreigners as prescribed.
Resolution No. 80/ND-CP officially takes effect from July 1, 2020.
Ngày 24/6/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Theo đó, sửa đổi bổ sung quy định về tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:
Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng với chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định nêu trên. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Quy định trên không áp dụng đối với các khoản vay của người nộp thuế là:
Tổ chức tín dụng theo Luật các tổ chức tín dụng;
Tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật kinh doanh bảo hiểm;
Các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại;
Các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững);
Các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).
Nghị định 68/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 24/6/2020 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2019.
Ngày 8/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2020 quy định về nguyên tắc, biện pháp, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 163 Luật Thi hành án hình sự.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm: Phong tỏa tài khoản; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản); tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Theo Nghị định số 44/2020/NĐ-CP có 4 loại tài sản không được kê biên cưỡng chế thi hành án thương mại gồm:
Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách Nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức;
Số thuốc phục vụ phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Nghị định cũng nêu rõ, trường hợp pháp nhân thương mại không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự có quyền kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Thông tư số 10/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ Công thương đã quy định về việc bãi bỏ Thông tư số 03/2014/TT-BCT ngày 25/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép.
Trước đây, theo Thông tư số 03/2014/TT-BCT, các cơ sở sản xuất gang, thép; bao gồm: luyện than cốc, thiêu kết, luyện gang, luyện thép lò chuyển, luyện thép lò điện hồ quang, luyện thép lò điện cảm ứng và cán thép phải đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép, cụ thể như sau:
Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và quản lý chất lượng công trình;
Công nghệ, thiết bị sử dụng tại cơ sở sản xuất gang, thép phải đồng bộ, đáp ứng quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ;
Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định về bảo vệ môi trường.
Thông tư số 03/2014/TT-BCT cũng quy định: Khi lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gang, thép, tổ chức, cá nhân đầu tư (Chủ đầu tư) phải có thuyết minh về công nghệ, thiết bị của dự án đầu tư đáp ứng các quy định tại Thông tư này, trình cấp có thẩm quyền thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Sau khi dự án đầu tư đi vào sản xuất, hàng năm (trước ngày 31 tháng 01) Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương và Sở Công Thương tại địa phương kết quả thực hiện được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, những nội dung yêu cầu trên tại Thông tư số 03/2014/TT-BCT sẽ được bãi bỏ ngay khi Thông tư số 10/2020/TT-BCT có hiệu lực. Điều này được hiểu là các yêu cầu về công nghệ, xử lý khí thải, chất thải, nước thải trong các cơ sở luyện gang thép không còn bắt buộc áp dụng.
Thông tư số 10/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/7/2020.
Ngày 12 tháng 11 năm 2018, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4244/QĐ-BCT về việc giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc.
Căn cứ khoản 1 Điều 58 Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, ngày 13 tháng 9 năm 2019, Bộ Công Thương đã thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ và Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) về việc chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát theo đề nghị của bên liên quan. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị rà soát từ các bên liên quan, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 82 Luật Quản lý ngoại Thương, ngày 27 tháng 12 năm 2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3859/QĐ-BCT về việc rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép mạ thuộc mã HS: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.11; 7212.30.12; 7212.30.13; 7212.30.14; 7212.30.19; 7212.30.90; 7212.50.13; 7212.50.14; 7212.50.19; 7212.50.23; 7212.50.24; 7212.50.29; 7212.50.93; 7212.50.94; 7212.50.99; 7212.60.11; 7212.60.12; 7212.60.19; 7212.60.91; 7212.60.99; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Đại Hàn Dân quốc (mã vụ việc: AR01.AD02).
Theo quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, thời hạn rà soát không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
Để đảm bảo xem xét hài hòa ý kiến và lợi ích của các bên liên quan, ngày 19 tháng 6 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1629/QĐ-BCT về việc gia hạn thời hạn điều tra rà soát lần thứ nhất thêm 03 tháng. Theo đó, thời hạn ban hành kết luận rà soát được gia hạn đến ngày 27 tháng 9 năm 2020.
Quyết định số 1629/QĐ-BCT có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ngày 14/5/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 11/2020/TT-BTTTT về việc quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (“Thông tư 11/2020/TT-BTTTT”).
Cụ thể được chia làm 2 nhóm danh mục:
Nhóm Danh mục bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy gồm:
Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến;
Thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên;
Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn;
Thiết bị đầu cuối thông tin vô tuyến.
Nhóm Danh mục bắt buộc phải công bố hợp quy gồm:
Thiết bị công nghệ thông tin (Máy tính cá nhân để bàn; Máy tính xách tay; Máy tính bảng);
Thiết bị phát thanh, truyền hình;
Thiết bị đầu cuối thông tin vô tuyến (Thiết bị điện thoại không dây – loại kéo dài thuê bao)
Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên (Không thuộc trường hợp được quy định tại Mục 1).
Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn (Không thuộc trường hợp được quy định tại Mục 1).
Pin Lithium cho thiết bị cầm tay.
Lưu ý, sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng của hai hay nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật đó.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 và làm hết hiệu lực Thông tư 05/2019/TT-BTTTT.
Ngày 14/5/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2020/TT-BTC quy định lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới đất liền đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu và hàng tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan (“Thông tư số 09/2020/TT-BTC”). Bài viết xin được điểm qua một số nội dung chính như sau:
Những chủ thể bị tác động trực tiếp bởi Thông tư số 09/2020/TT-BTC:
Thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.
Các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.
Nội dung chính của Thông tư số 09/2020/TT-BTC:
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, nếu nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền thì việc nhập khẩu hoặc tái xuất đó chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
Quy định này được áp dụng cho cả hàng hóa nước ngoài tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan nếu hàng hóa đó được nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền.
Thời điểm áp dụng quy định tại Thông tư số 09/2020/TT-BTC: Từ 00h00 ngày 01 tháng 01 năm 2021.