Banks raise deposit interest rates
In need of raising medium...
Franchise explosion in Vietnam
Franchise has facilitated...
6 leading economic sectors in Central region
There are 6 coastal and m...
91.9% companies are optimistic about production activities in the last 6 months this year
FDI companies sector is w...
CPTPP makes shift of Vietnam from deficit to surplus
Most signed free trade ag...
- 05 / 05 / 2020 -
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Ngày 08/04/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Theo đó, trong trường hợp pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật thì Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Cụ thể các biện pháp này bao gồm:
Phong tỏa tài khoản;
Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản);
Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử;
Tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền;
Căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương;
Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong;
Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án;
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có liên quan trong cưỡng chế thi hành án.
Nghị định 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2020.