Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Định hướng đầu tư tại Việt Nam

Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều những thành tựu quan trọng như nền kinh tế Việt Nam từ một nước nghèo chậm phát triển nay đã tiến lên thành thoát nghèo và là một trong những nước đang phát triển, ngoài ra thành tự trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc mở cửa thị trường dẫn đến tự do hóa thương mại và đưa Việt Nam hội nhập vào thị trường quốc tế một cách nhanh chóng. Vì vậy nhu cầu về nguồn vốn để phát triển kinh tế thị trường ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Theo thống kê về ngồn vốn FDI cho thấy dòng vốn FDI luôn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong suốt hơn 26 năm qua. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn phát triển mạnh và là một thị trường năng động cho các doanh nghiệp phát triển. Cùng với sự tác động tích cực tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, FDI còn đóng góp vào nguồn thu thuế của nhà nước, thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước nâng cao năng lực trình độ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sơ qua những số liệu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua.  Trong 26 năm từ 1988-2016,  tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đến gần cuối năm 2016 đã đạt khoảng hơn  290 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt 150 tỷ USD, lĩnh vực công nghiệp chiếm tới gần 60%. Theo thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam và nhà đầu tư đã có mặt tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Đầu tư nước ngoài đã tạo ra một phương thức thu hút đầu tư mới, góp phàn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khơi dậy hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước.

Nguồn vốn FDI vào Việt Nam đồng thời sẽ tạo ra các tác động tích cực đối với việc huy động các nguồn vốn khác như ODA, NGO, đồng thời kích thích thu hút vốn đầu tư trong nước. Cùng với  vấn đề tạo cho các doanh nghiệp trong nước được cơ hội tiếp cận khoa học – công nghệ, tiếp thu kỹ thuật hiện đại từ các nước công nghiệp phát triển. Kích thích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ đa dạng hóa sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Kích thích chuyển dịch cơ cấu tỷ trọng trong các nền kinh tế định hướng công nghiệp hóa. Theo thống kê hiện nay gần 60% vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viến thông, dầu khí, điện tử, thép…

Mặt khác việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn đang gặp nhiều khó khăn và thách thức như, việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức kinh tế, đầu tư diễn ra khó khăn. Các chính sách ưu tiên đầu tư vào công nghệ cao, thân thiện với môi trường không đạt được hiệu quả như dự kiến. Các khu công nghiệp khu công nghệ cao còn chưa có được sự đồng nhất, chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ diễn ra chậm chạp. Nguồn vốn đầu tư  cho các dự án còn khiêm tốn so với các nước phát triển lân cận như Thái lan, Malaixia, Inđônexia…Nhiều máy móc thiết bị còn lạc hậu gây ô nhiễm môi trường mất an toàn lao động. Ngoài ra tình trạng các doanh nghiệp kê khai nguồn thu lỗ, trốn thuế, gian lận thương mại trong nhiều năm gây thất thu nguồn ngân sách nhà nước. Các tranh chấp lao động, đình công diễn ra ngày càng nhiều, gây mất an ninh trật tự. Các vi phạm quy định về môi trường ngày càng nhiều.

Để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển bền vững chúng ta phải có những định hướng đầu tư, chính sách phát triển nhất quán, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Đầu tư có chọn lọc và đi vào chiều sâu có tính lan tỏa. Tăng cường khung pháp lý bảo hộ cho nhà đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư thu hút các dự án công nghệ cao , có nguồn vốn đầu tư lớn. Nói không với những dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và công nghệ lạc hậu. Ngoài ra hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư, tăng cường công tác quản lý của địa phương, cải cách thủ tục hành chính lấy người dân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ. Thường xuyên theo dõi giám sát kiểm tra việc thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý địa phương.